Thổi giá trong bất động sản là gì? Các chiêu trò thổi giá đất tăng cao cần tránh

Thổi giá được coi là công cụ hay đòn bẩy của chủ đất và cò đất hoặc giới đầu cơ, tác động đến quyết định của người mua khiến họ phải bỏ ra số tiền lớn hơn để sở hữu bất động sản.

Nội dung chính

    Thổi giá trong bất động sản là gì?

    Thổi giá được hiểu một cách đơn giản là đẩy giá lên rất cao so với giá trị thật của vật đưa ra bán. Mục đích của việc thổi giá cuối cùng vẫn là bán được mặt hàng đó với giá cao hoặc đơn giản hơn là thổi giá rồi đưa trở lại sát giá để khuyến mại với chiêu bài giảm giá, tri ân, cuối cùng cũng là mục đích đó.

    Các chiêu trò thổi giá đất tăng cao cần tránh

    - Tạo khan hiếm giả

    Kịch bản tạo "khan hiếm" hàng, để đẩy giá nhà đất lên cao được giới cò đất áp dụng rất thường xuyên. Đôi khi đó là sự kết hợp khéo léo giữa nhân viên môi giới và chủ đầu tư bằng cách luôn thông báo hết hàng, hết căn… để khách hàng sốt sắng, nóng ruột khi không mua được nhà. Nhiều người sẵn sàng thêm tiền chênh lệch, tức là thêm tiền ngoài hợp đồng, để mua được nhà đất.

    - Đánh sóng, tạo sốt ảo

    Trong các kịch bản "đánh sóng", tạo "sốt ảo" này, nhiệm vụ quan trọng của nhân viên tư vấn là phải hù dọa nhà đầu tư, nếu không rót tiền ngay lập tức sẽ đánh mất cơ hội làm giàu cho người khác. Ngoài ra, chiêu nói khống, nói quá về thông tin dự án cũng được sử dụng ở trường hợp này. Thậm chí, một số “cò” đất còn tư vấn sai sự thật, tâng bốc thông tin sản phẩm để “bẫy” nhà đầu tư. 

    Khi sử dụng chiêu trò này, đa phần các dự án đều chưa xong các thủ tục pháp lý, chưa được cấp phép phát triển dự án, nhưng khi qua lời tư vấn của “cò đất", tất cả pháp lý đều đã hoàn thành, nhà đầu tư chỉ cần an tâm rót tiền và cơ hội để chốt lời.

    - Đầu cơ bất động sản rồi bán với giá cao

    Đây là chiêu thức đầu cơ bất động sản, ôm nhiều sản phẩm “hot”, rồi chờ cơ hội tăng giá, bán phá giá để ăn chênh lệch. Tình trạng này không mới, nhưng diễn biến ngày càng phức tạp khiến thị trường trở nên nhiễu loạn, giá trị bất động sản cũng vì vậy mà bị đẩy lên cao, vượt quá tầm với so với thu nhập của người dân.

    Một hình thức khác là bằng việc bỏ vốn “gom” những bất động sản ở khu vực có hạ tầng tốt khi chúng còn rẻ với số lượng lớn sau đó đợi có “sốt đất” xảy ra hoặc thị trường biến động thì “bung hàng” bán với giá cao hơn.

    Thổi giá trong bất động sản là gì? Các chiêu trò thổi giá đất tăng cao cần tránh

    Thổi giá trong bất động sản là gì? Các chiêu trò thổi giá đất tăng cao cần tránh (Hình từ internet)

    Những điều cần lưu ý để tránh bị thổi giá bất động sản

    - Nghiên cứu kỹ thị trường: Cần tìm hiểu kỹ về giá trị thực của bất động sản, tình hình cung cầu, dự án phát triển trong tương lai và các yếu tố khác ảnh hưởng đến giá cả.

    - Thận trọng với thông tin quảng cáo: Các thông tin quảng cáo về bất động sản nên được kiểm chứng kỹ trước khi tin tưởng và đưa ra quyết định mua bán.

    - Sử dụng dịch vụ của các chuyên gia: Có thể thuê các chuyên gia bất động sản để đưa ra những đánh giá chính xác về giá trị thực của bất động sản trước khi đầu tư.

    - Tìm hiểu về đơn vị phát triển bất động sản: Cần tìm hiểu kỹ về uy tín, kinh nghiệm, tiền lệ của đơn vị phát triển bất động sản trước khi quyết định mua bán.

    - Thận trọng trong việc đưa ra quyết định mua bán: Cần đánh giá kỹ trước khi đưa ra quyết định mua bán để đảm bảo mua được sản phẩm bất động sản với giá trị thực và giá cả hợp lý.

    - Theo dõi thị trường: Nên theo dõi thường xuyên các diễn biến của thị trường bất động sản để có những quyết định đúng đắn và giảm thiểu rủi ro trong đầu tư.

    - Xác định mục đích đầu tư: Cần xác định rõ mục đích đầu tư và tiêu chí lựa chọn bất động sản phù hợp với mục đích đó.

    - Tìm hiểu kỹ về vị trí bất động sản: Vị trí của bất động sản là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình đầu tư. Cần tìm hiểu kỹ về khu vực, hạ tầng, tiện ích xung quanh và các yếu tố khác ảnh hưởng đến giá trị của bất động sản.

    - Tìm hiểu kỹ về pháp lý: Pháp lý là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo tính hợp pháp và an toàn trong quá trình đầu tư. Cần tìm hiểu kỹ về quy định của pháp luật và các giấy tờ liên quan đến bất động sản trước khi đầu tư.

    - Tìm hiểu kỹ về chủ đầu tư: Chủ đầu tư là người đứng sau quá trình phát triển bất động sản. Cần tìm hiểu kỹ về uy tín, kinh nghiệm và tiền lệ của chủ đầu tư trước khi đầu tư.

    - Thận trọng trong việc vay vốn: Nếu sử dụng khoản vay vốn để đầu tư vào bất động sản, cần tìm hiểu kỹ về điều kiện vay, lãi suất, thời gian vay và các điều khoản khác của khoản vay trước khi ký kết hợp đồng.

    - Đánh giá khả năng thanh khoản: Khả năng thanh khoản của bất động sản là yếu tố quan trọng để đảm bảo tính linh hoạt trong quá trình đầu tư. Cần đánh giá kỹ về khả năng thanh khoản của bất động sản trước khi đầu tư.

    saved-content
    unsaved-content
    72
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT