02 cách viết hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân trong Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024 mẫu 02A? Dựa trên thu nhập nào mà Đảng viên đóng đảng phí?
Nội dung chính
02 cách viết hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân trong Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024 mẫu 02A?
Mẫu bản kiểm điểm cá nhân đảng viên cuối năm 2024 đối với cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là Mẫu 02A-HD KĐ.ĐG 2023 ban hành kèm theo Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023.
Mẫu Bản kiểm điểm cá nhân đảng viên cuối năm 2024 như sau:
Mẫu 2A bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 đối với cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ... Tải về
Dưới đây 02 cách viết hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân trong Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024 mẫu 02A:
Cách 1:
(1) Hạn chế, khuyết điểm:
Có thể dựa trên những tiêu chí sau để điền:
- Chưa mạnh dạn phát biểu ý kiến của bản thân trong các cuộc họp.
- Về bản thân chưa nhạy bén trong các mối quan hệ xã hội.
- Bản thân còn chưa mạnh dạn trong công tác tự phê bình và phê bình.
- Chưa mạnh dạn đấu tranh.
Biện pháp khắc phục khuyết điểm:
- Tôi sẽ không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ nhận thức, đặc biệt là nhận thức về Đảng.
- Phối hợp với nhiều bộ phận tại đơn vị công tác để xây dựng quy chế hoạt động của trang Website cho phù hợp.
- Bản thân chưa dành thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu về cương lĩnh và điều lệ của Đảng, về chính sách và pháp luật nhà nước.
- Chưa mạnh dạn đề xuất và tham mưu những giải pháp để phát huy tốt hơn trong công tác chuyên môn.
- Bản thân chưa mạnh dạn đóng góp ý kiến trong sinh hoạt chi bộ; còn có sự nể nang trong công tác phê bình và tự phê bình…
(2) Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm
- Thiếu động lực cá nhân và tầm quan trọng của bản thân trong sự phát triển cá nhân.
- Sự chậm trễ trong việc cập nhật thông tin và kiến thức.
- Thiếu tính kỷ luật và trách nhiệm cá nhân….
- Còn sự nể nang nên công tác đánh giá, phê bình chưa thật sự khách quan, đánh giá đúng bản chất của vấn đề.
Cách 2:
Để viết phần hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân trong Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024, bạn có thể tham khảo các bước sau:
1. Hiểu rõ về hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân:
- Hạn chế: Những điều chưa đạt được so với yêu cầu và mục tiêu đã đề ra. Ví dụ, không hoàn thành công việc đúng hạn hoặc không đạt chất lượng mong đợi.7
- Khuyết điểm: Những sai sót hoặc thiếu sót trong công việc, tư tưởng, đạo đức. Ví dụ, thiếu sót trong quy trình làm việc hoặc không tuân thủ quy định.
- Nguyên nhân: Các yếu tố khách quan và chủ quan dẫn đến hạn chế và khuyết điểm. Ví dụ, điều kiện làm việc không thuận lợi hoặc thiếu kỹ năng cá nhân.
2. Các bước viết hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân
- Xác định hạn chế và khuyết điểm: Liệt kê các điểm chưa đạt yêu cầu và các sai sót trong công việc, tư tưởng, đạo đức.
- Phân tích nguyên nhân: Xác định các yếu tố dẫn đến hạn chế và khuyết điểm, bao gồm cả yếu tố khách quan và chủ quan.
3. Các nội dung cần lưu ý khi viết
- Trung thực và khách quan: Đánh giá đúng thực trạng, không che giấu khuyết điểm.
- Cụ thể và chi tiết: Mô tả rõ ràng các hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân.
- Tích cực và xây dựng: Đề xuất các giải pháp khả thi để cải thiện và phát triển.
4. Ví dụ cụ thể:
- Hạn chế:
+ Chưa hoàn thành báo cáo đúng hạn do thiếu kỹ năng quản lý thời gian.
+ Không đạt chỉ tiêu doanh số hàng tháng do chưa nắm vững kỹ năng bán hàng
+ Chưa tham gia đầy đủ các buổi họp chi bộ do bận công việc cá nhân.
- Khuyết điểm:
+ Thiếu sót trong việc tuân thủ quy trình làm việc, dẫn đến sai sót trong kết quả.
+ Chưa tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể, ảnh hưởng đến tinh thần đoàn kết."
+ Thiếu kỹ năng giao tiếp, dẫn đến hiểu lầm và xung đột với đồng nghiệp."
- Nguyên nhân:
+ Do khối lượng công việc lớn và thiếu kỹ năng lập kế hoạch.
+ Điều kiện làm việc không thuận lợi, thiếu trang thiết bị cần thiết.
+ Thiếu sự hỗ trợ và hướng dẫn từ cấp trên, dẫn đến khó khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
02 cách viết hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân trong Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024 mẫu 02A? (Hình ảnh từ Internet)
Dựa trên thu nhập nào mà Đảng viên đóng đảng phí?
Căn cứ theo Mục 1 Phần B Quy định về chế độ đảng phí ban hành kèm theo Quyết định 342/QĐ-TW năm 2010 có quy định đảng viên đóng đảng phí dựa trên các thu nhập sau:
- Tiền lương
- Một số khoản phụ cấp
- Tiền công
- Sinh hoạt phí
- Thu nhập khác
Đảng viên ngoài độ tuổi lao động đóng đảng phí bao nhiêu?
Căn cứ theo Mục 1 Phần B Quy định về chế độ đảng phí ban hành kèm theo Quyết định 342/QĐ-TW năm 2010 có quy định về đối tượng và mức đóng đảng phí hằng tháng, cụ thể như sau:
Đối tượng và mức đóng đảng phí hằng tháng của đảng viên
Thu nhập hằng tháng của đảng viên để tính đóng đảng phí bao gồm: tiền lương, một số khoản phụ cấp; tiền công; sinh hoạt phí; thu nhập khác. Đảng viên xác định được thu nhập thường xuyên, đóng đảng phí theo tỷ lệ (%) của thu nhập hằng tháng (chưa tính trừ thuế thu nhập cá nhân); đảng viên khó xác định được thu nhập thì quy định mức đóng cụ thể hằng tháng cho từng loại đối tượng.
...
4- Đảng viên khác ở trong nước (bao gồm đảng viên nông nghiệp, nông thôn, đảng viên là học sinh, sinh viên…): đóng đảng phí từ 2.000 đồng đến 30.000 đồng/tháng. Đối với đảng viên ngoài độ tuổi lao động, mức đóng đảng phí bằng 50% đảng viên trong độ tuổi lao động.
...
Như vậy, đối với Đảng viên ngoài độ tuổi lao động thì sẽ đóng đảng phí bằng 50% đảng viên trong độ tuổi lao động là từ 2.000 đồng đến 30.000 đồng/tháng.