Loading


Hòn đảo nào có diện tích lớn nhất ở quần đảo Nam Du?

Hòn đảo nào có diện tích lớn nhất ở quần đảo Nam Du? Có được khai thác đất trên quần đảo, đảo không?

Nội dung chính

    Hòn đảo nào có diện tích lớn nhất ở quần đảo Nam Du?

    Nam Du thuộc hai xã An Sơn và Nam Du, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, có diện tích khoảng 1.050 ha, gồm 21 hòn đảo, trong đó 11 đảo có cư dân. Quần đảo Nam Du nằm trong vịnh Thái Lan, cách đảo Phú Quốc khoảng 75 km và cách thành phố Rạch Giá, thủ phủ của tỉnh Kiên Giang, khoảng 110 km. Nam Du nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ, những bãi cát trắng mịn, nước trong xanh. Quần đảo Nam Du nằm dưới sự quản lý của xã An Sơn và xã Nam Du thuộc huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang.

    21 hòn đảo thuộc Quần đảo Nam Du:

    - Đảo Nam Du (còn được gọi là Hòn Củ Tron hay Hòn Lớn) 

    - Hòn Tre (Nam Du) 

    - Hòn Nhàn

    - Hòn Mốc

    - Hòn Dâm 

    - Hòn Hàng 

    - Hòn Ông 

    - Hòn Nồm Trong

    - Hòn Nồm Giữa 

    - Hòn Nồm Ngoài 

    - Hòn Khô

    - Hòn Dầu (Hòn Trung)

    - Hòn Đụng Nhỏ 

    - Hòn Đụng Lớn

    - Hòn Bỏ Áo 

    - Hòn Ngang 

    - Hòn Bờ Đập 

    - Hòn Đô Nai (Đuôi Nai) 

    - Hòn Mấu 

    - Hòn Lò Lớn 

    - Hòn Lò Nhỏ

    Theo đó, đảo Nam Du còn được gọi là Hòn Củ Tron hay Hòn Lớn là hòn đảo có diện tích lớn nhất ở quần đảo Nam Du.

    Hòn củ Tron là hòn đảo lớn nhất trong hệ thống đảo Nam Du với diện tích 771 ha. Hòn Củ Tron trực thuộc xã đảo An Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang.

    Không chỉ được thiên nhiên ban tặng cho nhiều khung cảnh hoang sơ xinh đẹp và quyến rũ. Hòn Củ Tron còn có cả một con đường lộ rộng lớn với chiều dài hơn 11km uốn quanh đảo.

    Hòn đảo nào có diện tích lớn nhất ở quần đảo Nam Du? Hòn đảo nào có diện tích lớn nhất ở quần đảo Nam Du? (Hình từ Internet)

    Có được khai thác đất trên quần đảo, đảo không?

    Căn cứ tại điểm c khoản 2 Điều 41 Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015 như sau:

    Khai thác, sử dụng tài nguyên hải đảo
    1. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên đối với quần đảo, đảo được thực hiện như đối với việc khai thác, sử dụng tài nguyên trên đất liền theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
    2. Đối với quần đảo, đảo phải bảo vệ, bảo tồn, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này, nghiêm cấm các hoạt động sau đây:
    a) Xây dựng mới công trình xây dựng; lắp đặt thiết bị;
    b) Tác động làm thay đổi địa hình, địa mạo, chất lượng đất;
    c) Khai thác, đào đắp, cải tạo đất, đá; khai thác khoáng sản, nước ngầm; mang những thành tạo tự nhiên ra khỏi quần đảo, đảo;

    d) Khai hoang, chặt cây, xâm hại thảm thực vật; mang thực vật hoang dã ra khỏi quần đảo, đảo;

    đ) Săn bắt, mang động vật ra khỏi quần đảo, đảo; chăn thả gia súc, đưa sinh vật ngoại lai lên quần đảo, đảo;

    e) Thải hoặc đưa chất thải lên quần đảo, đảo.
    3. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên đối với bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việt Nam cho phép thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
    ...

    Như vậy, theo quy định nêu trên, không được khai thác đất trên quần đảo, đảo

    Tuy nhiên, theo khoản 5 Điều 41 Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015 thì được khai thác đất trên quần đảo, hải đảo khi thuộc trường hợp như:

    - Phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh của Nhà nước Việt Nam; thực hiện công tác quản lý nhà nước;

    - Phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, điều tra, khảo sát, đánh giá về các điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; thực hiện chương trình, đề án, dự án của Nhà nước;

    - Phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn;

    - Các trường hợp khác được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

    saved-content
    unsaved-content
    176
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ