Loading

07:59 - 18/12/2024

04 nguyên tắc trong hành nghề công chứng là gì? Công chứng viên không được làm những việc gì trong quan hệ với người yêu cầu công chứng?

Cho tôi hỏi công chứng viên có 04 nguyên tắc trong hành nghề công chứng vậy những nguyên tắc này là gì? Câu hỏi của anh Minh (Đồng Tháp)

Nội dung chính

    04 nguyên tắc trong hành nghề công chứng là gì?

    Tại Điều 2 Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng ban hành kèm theo Thông tư 11/2012/TT-BTP có quy định về nguyên tắc hành nghề công chứng như sau:

    Nguyên tắc hành nghề công chứng
    Công chứng viên phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
    1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
    2. Khách quan, trung thực khi thực hiện công chứng, không vì bất kỳ lý do nào mà làm ảnh hưởng đến chất lượng việc công chứng cũng như phân biệt đối xử với người yêu cầu công chứng.
    3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản công chứng, bồi thường thiệt hại do lỗi của mình trong trường hợp việc công chứng dẫn đến thiệt hại cho người yêu cầu công chứng.
    4. Tuân thủ các quy định của Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng này và các quy định của tổ chức xã hội nghề nghiệp công chứng.

    Như vậy, 04 nguyên tắc hành nghề công chứng là:

    - Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

    - Khách quan, trung thực khi thực hiện công chứng, không vì bất kỳ lý do nào mà làm ảnh hưởng đến chất lượng việc công chứng cũng như phân biệt đối xử với người yêu cầu công chứng.

    - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản công chứng, bồi thường thiệt hại do lỗi của mình trong trường hợp việc công chứng dẫn đến thiệt hại cho người yêu cầu công chứng.

    - Tuân thủ các quy định của Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng này và các quy định của tổ chức xã hội nghề nghiệp công chứng.

    04 nguyên tắc trong hành nghề công chứng là gì? Công chứng viên không được làm những việc gì trong quan hệ với người yêu cầu công chứng? (Hình từ Internet)

    04 nguyên tắc trong hành nghề công chứng là gì? Công chứng viên không được làm những việc gì trong quan hệ với người yêu cầu công chứng? (Hình từ Internet)

    Công chứng viên không được làm những việc gì trong quan hệ với người yêu cầu công chứng?

    Các hành vi công chứng viên không được làm trong quan hệ với người yêu cầu công chứng được quy định tại Điều 9 Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng ban hành kèm theo Thông tư 11/2012/TT-BTP như sau:

    Những việc công chứng viên không được làm trong quan hệ với người yêu cầu công chứng
    1. Sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng.
    2. Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác đã được quy định, xác định, thoả thuận.
    3. Nhận tiền hoặc bất kỳ lợi ích vật chất nào khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện việc công chứng dẫn tới hậu quả gây thiệt hại đến lợi ích chính đáng của người yêu cầu công chứng và các bên liên quan.
    4. Sử dụng thông tin biết được từ việc công chứng để mưu cầu lợi ích cá nhân.
    5. Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội.
    6. Đưa ra những lời hứa hẹn nhằm lôi kéo người yêu cầu công chứng hoặc tự ý thu tăng hoặc giảm phí công chứng, thù lao công chứng so với quy định và sự thỏa thuận.
    7. Công chứng các hợp đồng, giao dịch có liên quan về mặt lợi ích giữa công chứng viên và người yêu cầu công chứng.
    8. Thông đồng, tạo điều kiện cho người yêu cầu công chứng xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
    9. Trả tiền hoa hồng, chiết khấu cho người yêu cầu công chứng hoặc người môi giới.
    10. Câu kết với người yêu cầu công chứng, những người có liên quan làm sai lệch nội dung của văn bản công chứng và hồ sơ đã công chứng.

    Như vậy, các hành vi công chứng viên không được làm trong quan hệ với người yêu cầu công chứng bao gồm:

    - Sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng.

    - Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác đã được quy định, xác định, thoả thuận.

    - Nhận tiền hoặc bất kỳ lợi ích vật chất nào khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện việc công chứng dẫn tới hậu quả gây thiệt hại đến lợi ích chính đáng của người yêu cầu công chứng và các bên liên quan.

    - Sử dụng thông tin biết được từ việc công chứng để mưu cầu lợi ích cá nhân.

    - Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội.

    - Đưa ra những lời hứa hẹn nhằm lôi kéo người yêu cầu công chứng hoặc tự ý thu tăng hoặc giảm phí công chứng, thù lao công chứng so với quy định và sự thỏa thuận.

    - Công chứng các hợp đồng, giao dịch có liên quan về mặt lợi ích giữa công chứng viên và người yêu cầu công chứng.

    - Thông đồng, tạo điều kiện cho người yêu cầu công chứng xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

    - Trả tiền hoa hồng, chiết khấu cho người yêu cầu công chứng hoặc người môi giới.

    - Câu kết với người yêu cầu công chứng, những người có liên quan làm sai lệch nội dung của văn bản công chứng và hồ sơ đã công chứng.

    Công chứng viên không được làm những việc gì trong quan hệ với đồng nghiệp?

    Những việc công chứng viên không được làm trong quan hệ với đồng nghiệp được quy định tại Điều 12 Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng ban hành kèm theo Thông tư 11/2012/TT-BTP cụ thể:

    - Xúc phạm hoặc có hành vi làm tổn hại uy tín của đồng nghiệp, tổ chức hành nghề công chứng.

    - Gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội với đồng nghiệp để giành lợi thế cho mình trong hành nghề.

    - Hợp tác với cá nhân, tổ chức có khả năng gây áp lực buộc người yêu cầu công chứng phải đến tổ chức hành nghề công chứng của mình để công chứng vì mục đích lợi nhuận.

    - Tiến hành bất kỳ hành vi quảng cáo bản thân và tổ chức hành nghề công chứng của mình dưới mọi hình thức không đúng quy định của pháp luật.

    - Hoạt động môi giới, nhận hoặc đòi tiền hoa hồng khi giới thiệu cho đồng nghiệp về yêu cầu công chứng mà mình không đảm nhận.

    - Mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở tổ chức hành nghề công chứng.

    - Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác.

    saved-content
    unsaved-content
    167