Loading

10:00 - 18/12/2024

Học viện Tư pháp tuyển sinh luật sư, công chứng viên, đấu giá viên năm 2023 với chỉ tiêu là bao nhiêu?

Học viện Tư pháp tuyển sinh luật sư, công chứng viên, đấu giá viên năm 2023 với chỉ tiêu là bao nhiêu?

Nội dung chính

    Tiêu chuẩn trở thành Công chứng viên năm 2023 là gì? Thời gian đào tạo nghề công chứng là bao lâu?

    Căn cứ Điều 8 Luật Công chứng 2014 thì tiêu chuẩn để trở thành công chứng viên là:

    Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:

    - Có bằng cử nhân luật;

    - Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;

    - Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng.

    - Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;

    - Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.

    Về thời gian đào tạo, căn cứ Điều 9 Luật Công chứng 2014 có quy định:

    Đào tạo nghề công chứng
    1. Người có bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng.
    2. Thời gian đào tạo nghề công chứng là 12 tháng.
    Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề công chứng được cơ sở đào tạo nghề công chứng cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng.
    3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết về cơ sở đào tạo nghề công chứng, chương trình khung đào tạo nghề công chứng và việc công nhận tương đương đối với những người được đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài.

    Theo đó, thời gian đào tạo nghề công chứng hiện nay là mười hai tháng.

    Học viện Tư pháp tuyển sinh luật sư, công chứng viên, đấu giá viên năm 2023 với chỉ tiêu là bao nhiêu?

    Học viện Tư pháp tuyển sinh luật sư, công chứng viên, đấu giá viên năm 2023 với chỉ tiêu là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

    Tiêu chuẩn trở thành Luật sư năm 2023 là gì? Thời gian đào tạo nghề Luật sư là bao lâu?

    Căn cứ Điều 10 Luật Luật sư 2006 thì tiêu chuẩn để trở thành luật sư là:

    - Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật,

    - Có phẩm chất đạo đức tốt,

    - Có bằng cử nhân luật,

    - Đã được đào tạo nghề luật sư,

    - Đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư,

    - Có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.

    Đồng thời, căn cứ Điều 11 Luật Luật sư 2006 quy định về điều kiện hành nghề luật sư. Theo đó, người có đủ tiêu chuẩn nêu trên muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư.

    Về thời gian đào tạo, Căn cứ Điều 12 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) có quy định:

    Đào tạo nghề luật sư
    1. Người có Bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề luật sư tại cơ sở đào tạo nghề luật sư.
    2. Thời gian đào tạo nghề luật sư là mười hai tháng.
    Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư được cơ sở đào tạo nghề luật sư cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư.
    3. Chính phủ quy định về cơ sở đào tạo nghề luật sư.
    4. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chương trình khung đào tạo nghề luật sư, việc công nhận đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài.

    Theo đó, thời gian đào tạo nghề luật sư hiện nay là mười hai tháng.

    Chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo luật sư, công chứng viên của Học viện Tư pháp 2023 là bao nhiêu?

    Ngày 30/12 Học viện Tư pháp đã có Quyết định 3068/QĐ-HVTP năm 2022 về việc Ban hành Kế hoạch tuyển sinh đào tạo năm 2023 của Học viện Tư pháp.

    Theo đó, cụ thể Kế hoạch tuyển sinh đào tạo năm 2023 của Học viện Tư pháp đã đặt ra chỉ tiêu đào tạo theo Quyết định 3068/QĐ-HVTP năm 2022 như sau:

    - Đào tạo nghề luật sư: 2.000 người

    - Đào tạo nghề công chứng: 1.000 người

    - Đào tạo nghề đấu giá: 100 người

    - Đào tạo nghiệp vụ thi hành án: 150 người

    - Đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư: 200 người

    - Thí điểm đào tạo chung nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại: 50 người

    - Đào tạo nghề thừa phát lại: 100 người

    Theo đó, thực hiện Quyết định 1155/QĐ-TTg năm 2022 về Đề án "Tiếp tục xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp", thì kế hoạch tuyển sinh đào tạo năm 2023 của Học viện Tư pháp đã vạch ra mục tiêu đào tạo nghề luật sư là 2000 người và đào tạo nghề công chứng là 1.000 người.

    Xem toàn bộ Quyết định 3068/QĐ-HVTP năm 2022 tại đây

    saved-content
    unsaved-content
    57