Loading

00:50 - 09/01/2025

23 Tháng Chạp là thứ mấy, ngày mấy năm 2025? Là ngày lễ gì? Tiền làm thêm giờ vào ngày 23 tháng Chạp có tính thuế TNCN không?

Năm nay ngày 23 Tháng Chạp là thứ mấy, ngày mấy? Ngày 23 tháng Chạp là ngày lễ gì? Tiền làm thêm giờ vào ngày 23 tháng Chạp có tính thuế TNCN không?

Nội dung chính

    23 Tháng Chạp là thứ mấy, ngày mấy dương lịch năm 2025? 23 tháng Chạp là ngày lễ gì?

    Căn cứ vào Lịch âm năm 2024 và Lịch dương năm 2025, ngày 23 tháng Chạp sẽ rơi vào thứ 4 ngày 22/1/2025 dương lịch (ngày 23/12/2024 âm là ngày 22/1 dương 2025).

    Người Việt xưa quan niệm rằng, sau khi Ngọc Hoàng nghe lời bẩm tấu của Táo Quân, Ông sẽ căn cứ vào đó để định đoạt, có thể khen thưởng hoặc quở phạt gia chủ.

    Vì thế, vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, trước khi Táo quân lên thiên đình, người dân Việt Nam sẽ thực hiện nghi lễ cúng ông Công ông Táo.

    Việc làm này là để bày tỏ lòng biết ơn các Táo và nhờ họ "nói tốt" cho gia đình mình để có một năm tiếp theo được tài lộc, bình an.

    Do đó mà 23 Tháng Chạp được gọi là ngày ông Công ông Táo về trời. 23 tháng Chạp năm 2025 sẽ rơi vào giữa tuần nên các gia đình có thể chuẩn bị những mâm cỗ cúng chu đáo, tươm tất để tiễn ông Công ông Táo. Thời gian cúng Táo Quân có thể bắt đầu từ ngày 21 âm lịch và kết thúc trước khi hết giờ Ngọ (từ 11 giờ đến 13 giờ) ngày 23 tháng Chạp hằng năm vì đây là thời điểm các thần tập trung để chuẩn bị về Trời.

    23 Tháng Chạp là thứ mấy, ngày mấy dương lịch năm 2025? Ngày 23 tháng Chạp là ngày lễ gì? (Hình ảnh từ Internet)

    Ngày 23 Tháng Chạp có được nghỉ làm không?

    Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ tết cụ thể như sau:

    Nghỉ lễ, tết
    1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
    a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
    b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
    c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
    d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
    đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
    e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
    2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
    3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này

    Ngoài ra, tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:

    Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
    1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
    a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
    b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
    c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
    2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
    3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

    Theo các quy định trên, trong số những ngày người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương và ngày nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương thì không có quy định cho ngày đưa ông Công ông Táo về trời (23 tháng Chạp).

    Tuy nhiên nếu người lao động có nhu cầu muốn được nghỉ vào ngày này có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động bằng cách xin nghỉ trừ vào ngày phép năm hoặc nghỉ không hưởng lương và được người sử dụng lao động đồng ý.

    Tiền làm thêm giờ vào ngày 23 tháng Chạp có tính thuế TNCN không?

    Căn cứ vào điểm i khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về các khoản thu nhập được miễn thuế như sau:

    Các khoản thu nhập được miễn thuế
    1. Căn cứ quy định tại Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 4 của Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập được miễn thuế bao gồm:
    ...
    i) Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động. Cụ thể như sau:
    i.1) Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.
    Ví dụ 2: Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 40.000 đồng/giờ.
    - Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 60.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
    60.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ
    - Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cá nhân được trả 80.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
    80.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 40.000 đồng/giờ
    i.2) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập phải lập bảng kê phản ánh rõ thời gian làm đêm, làm thêm giờ, khoản tiền lương trả thêm do làm đêm, làm thêm giờ đã trả cho người lao động. Bảng kê này được lưu tại đơn vị trả thu nhập và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế.
    ...

    Như vậy. tiền lương đi làm thêm giờ ngày 23 tháng Chạp chỉ được miễn thuế TNCN đối với phần thu nhập từ tiền lương được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động 2019. Còn phần tiền lương làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo ngày bình thường vẫn sẽ là thu nhập chịu thuế TNCN.

    saved-content
    unsaved-content
    23
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ