Loading

08:56 - 11/11/2024

Ai được quyền làm và ký đơn khởi kiện trong vụ án hành chính?

Công ty TNHH A vi phạm hành chính và đã bị Ủy ban nhân dân ra Quyết định xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm. Không đồng ý với quyết định xử phạt, công ty đã khởi kiện theo vụ án hành chính tại tòa có thẩm quyền thụ lý. Công ty A đã ủy quyền cho chị B là kế toán thực hiện tham gia tố tụng và viết đơn khởi kiện. Trong đơn khởi kiện, chị B đã ký tên mình vào dưới đơn khởi kiện và bị Tòa án nơi thụ lý trả lại đơn khởi kiện.

Nội dung chính

    Ai được quyền làm và ký đơn khởi kiện trong vụ án hành chính?

    Căn cứ Khoản 5 Điều 117 Luật Tố tụng hành chính 2015 nêu rõ như sau:

    - Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.

    Như vậy, việc chị B viết đơn khởi kiện là đúng thủ tục khởi kiện, nhưng việc ký tên vào đơn phải do người đại diện hợp pháp của Công ty TNHH A, cụ thể ở đây là Giám đốc ký tên và đóng dấu. Do đó việc chị Lam ký tên vào đơn khởi kiện đã vi phạm vào Điểm a, Khoản 1 Điều 123 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định thẩm phán trả lại đơn khởi kiện khi người khởi kiện không có quyền khởi kiện. Nhận thấy, Tòa án trả lại đơn khởi kiện là đúng với quy định của Luật Tố tụng hành chính 2015.

    Trên đây là nội dung tư vấn.

    saved-content
    unsaved-content
    238