Loading

14:59 - 13/11/2024

Công chức nhà nước có được làm người đại diện theo pháp luật trong vụ án hành chính

Công chức nhà nước có được làm người đại diện theo pháp luật trong vụ án hành chính

Nội dung chính

    Công chức nhà nước có được làm người đại diện theo pháp luật trong vụ án hành chính

    Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 60 Luật Tố tụng hành chính 2015 về người đại diện như sau:

    Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng hành chính có thể là một trong những người sau đây, trừ trường hợp người đó bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật:

    - Cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

    - Người giám hộ đối với người được giám hộ;

    - Người được Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

    - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức do được bổ nhiệm hoặc bầu theo quy định của pháp luật;

    Nhưng do ông A là công chức thuộc tòa án nên bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật căn cứ quy định tại Khoản 7 Điều 60 Luật Tố tụng hành chính 2015, cụ thể:

    - Cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Thanh tra, Thi hành án; công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an không được làm người đại diện trong tố tụng hành chính, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật.

    Do đó, ông A không thể tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho con ông là T. Vợ ông A có thể tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho con.

    saved-content
    unsaved-content
    192