Loading

10:40 - 27/12/2024

Bán giá đỗ độc hại gây ngộ độc thực phẩm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Giá đỗ độc hại không chỉ gây nguy hiểm cho sức khỏe mà còn có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu kinh doanh sai phạm. Cụ thể thế nào, hãy cùng tìm hiểu.

Nội dung chính

    Thực trạng giá đỗ độc hại trên thị trường hiện nay

    (1) Tình trạng sử dụng hóa chất tràn lan

    Trên thị trường hiện nay, giá đỗ độc hại vẫn xuất hiện do quy trình kiểm soát chất lượng chưa chặt chẽ. Nhiều hộ sản xuất nhỏ lẻ thiếu ý thức đã sử dụng các loại hóa chất cấm để tăng năng suất, mà không quan tâm đến hậu quả.

    (2) Người tiêu dùng khó phân biệt

    Một trong những thách thức lớn nhất là giá đỗ độc hại rất khó phân biệt bằng mắt thường. Giá đỗ được trồng bằng hóa chất thường có đặc điểm:

    (3) Thân trắng, mập mạp, không có rễ.

    Độ giòn và trắng sáng bất thường. Ngược lại, giá đỗ an toàn thường có màu ngà, thân nhỏ và nhiều rễ hơn.

    Bán giá đỗ độc hại gây ngộ độc thực phẩm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

    Bán giá đỗ độc hại gây ngộ độc thực phẩm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Hình từ Internet)

    Hệ quả xã hội của giá đỗ độc hại

    Dưới đây là những hệ quả xã hội của giá đỗ độc hại:

    (1) Mất lòng tin của người tiêu dùng

    Sự xuất hiện của giá đỗ độc hại trên thị trường đã làm giảm lòng tin của người tiêu dùng vào sản phẩm nông nghiệp sạch. Điều này gây khó khăn cho các nhà sản xuất chân chính trong việc đưa sản phẩm ra thị trường.

    (2) Thiệt hại kinh tế

    Giá đỗ độc hại không chỉ làm suy yếu nền kinh tế nông nghiệp mà còn ảnh hưởng đến các chuỗi cung ứng, từ sản xuất đến bán lẻ. Người tiêu dùng chuyển sang các sản phẩm thay thế hoặc nhập khẩu, khiến ngành sản xuất nội địa gặp nhiều thách thức.

    (3) Tác động lâu dài đến sức khỏe cộng đồng

    Nguy cơ từ việc tiêu thụ thực phẩm không an toàn không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cá nhân mà còn làm gia tăng chi phí y tế và giảm năng suất lao động của xã hội.

    Bán giá đỗ độc hại có thể bị truy cứu hình sự không?

    Căn cứ theo Điều 317 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 119 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 đối với hành vi bán giá đỗ độc hại gây ngộ độc thực phẩm cho người khác mà đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu về tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm như sau:

    (1)  Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    - Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 317 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    - Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm mà biết là có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 317 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    - Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm mà biết là chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc sản phẩm trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 317 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    - Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết là có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 317 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    - Nhập khẩu, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết là có sử dụng chất, hóa chất, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

    Thực phẩm trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 317 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    - Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm đ khoản 1 Điều 317 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) hoặc chế biến, cung cấp, bán thực phẩm mà biết là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 05 người đến 20 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

    (2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

    - Có tổ chức;

    - Làm chết người;

    - Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 21 người đến 100 người;

    - Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    - Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    - Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

    - Thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

    - Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    - Tái phạm nguy hiểm.

    (3) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    - Làm chết 02 người;

    - Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 101 người đến 200 người;

    - Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

    - Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

    - Thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    - Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    (3) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

    - Làm chết 03 người trở lên;

    - Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của 201 người trở lên;

    - Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

    - Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;

    - Thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

    - Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên.

    (4) Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    Do đó, tùy thuộc và tính chất và mức độ, hành vi bán giá đỗ độc hại gây ngộ độc thực phẩm cho người khác có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung phạt tù từ 01 năm đến 20 năm tù.

    saved-content
    unsaved-content
    58