Loading

05:43 - 08/01/2025

Từ 01/01/2025, không gạt chân chống xe máy có thể bị phạt đến 10 triệu đồng

Từ 01/01/2025 không gạt chân chống xe máy có thể bị phạt đến 10 triệu đồng. Thời hiệu xử phạt lỗi không gạt chân chống xe máy khi lái xe theo Nghị định 168/2024.

Nội dung chính

    Không gạt chân chống xe máy khi lái xe có vi phạm không?

    Căn cứ khoản 3 Điều 33 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định như sau:

    Người lái xe, người được chở, hàng hóa xếp trên xe mô tô, xe gắn máy
    ...
    3. Người lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
    a) Đi xe dàn hàng ngang;
    b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
    c) Sử dụng ô, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
    d) Buông cả hai tay; đi xe bằng một bánh đối với xe mô tô, xe gắn máy hai bánh; đi xe bằng hai bánh đối với xe mô tô, xe gắn máy ba bánh;
    đ) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt vật nuôi, mang, vác và chở vật cồng kềnh; chở người đứng trên xe, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe quá giới hạn quy định;
    e) Ngồi về một bên điều khiển xe; đứng, nằm trên xe điều khiển xe; thay người lái xe khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;
    g) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
    ....

    Theo đó, người lái xe không được thực hiện hành vi không gạt chân chống xe máy khi lái xe.

    Từ 01/01/2025 không gạt chân chống xe máy có thể bị phạt đến 10 triệu đồng

    Từ 01/01/2025 không gạt chân chống xe máy có thể bị phạt đến 10 triệu đồng (Hình từ Internet)

    Từ 01/01/2025 không gạt chân chống xe máy có thể bị phạt đến 10 triệu đồng

    Căn cứ điểm a khoản 9 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:

    Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
    ...
    9. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
    a) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;
    ...
    10. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
    ...
    b) Vi phạm quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 1; điểm c, điểm đ, điểm g khoản 2; điểm b, điểm e, điểm g, điểm h, điểm k khoản 3; điểm đ khoản 4; điểm c, điểm d khoản 6; điểm c, điểm d, điểm đ khoản 7; điểm a, điểm b, điểm h, điểm k khoản 9 Điều này.
    ...
    12. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt chính, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
    ...
    b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm h, điểm i, điểm k khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
    ...

    Theo đó, người điều khiển xe không gạt chân chống xe máy sẽ bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.

    Trường hợp không gạt chân chống xe máy mà gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng.

    Thời hiệu xử phạt lỗi không gạt chân chống xe máy khi lái xe theo Nghị định 168/2024

    Căn cứ Điều 4 Nghị định 168/2024/NĐ-CP thì thời hiệu xử phạt lỗi không gạt chân chống xe máy khi lái xe là 01 năm.

    - Thời hạn sử dụng kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để xác định cá nhân, tổ chức vi phạm được tính từ thời điểm phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật của cá nhân, tổ chức ghi nhận được kết quả cho đến hết ngày cuối cùng của thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

    Quá thời hạn nêu trên mà người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt theo quy định thì kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp không còn giá trị sử dụng. Trường hợp cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hạn sử dụng kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

    - Hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện

    + Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

    + Đối với các hành vi vi phạm được phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp: thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được tính từ thời điểm phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật ghi nhận hành vi vi phạm.

    saved-content
    unsaved-content
    63