Loading

16:24 - 17/12/2024

Có được nộp đơn khởi kiện lại khi vụ án bị đình chỉ giải quyết không?

Đương sự có quyền nộp đơn khởi kiện trong những trường hợp nào? Khi vụ án bị đình chỉ giải quyết thì người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện lại hay không?

Nội dung chính

    Đương sự có quyền nộp đơn khởi kiện trong những trường hợp nào?

    Căn cứ khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định đương sự có quyền nộp đơn khởi kiện trong những trường hợp sau:

    - Người khởi kiện đã có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;

    - Yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;

    - Đã có đủ điều kiện khởi kiện;

    - Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

    >> Xem thêm: Quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án trong tố tụng dân sự được quy định như thế nào?

    Có được nộp đơn khởi kiện lại khi vụ án bị đình chỉ giải quyết không?

    Có được nộp đơn khởi kiện lại khi vụ án bị đình chỉ giải quyết không? (Hình từ Internet)

    Khi vụ án bị đình chỉ giải quyết thì người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện lại hay không?

    Căn cứ Điều 218 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:

    Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
    1. Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 192, điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
    2. Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 217 hoặc vì lý do nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được sung vào công quỹ nhà nước.
    ...

    Như vậy, khi vụ án bị đình chỉ giải quyết thì người khởi kiện không có quyền nộp đơn khởi kiện lại trừ trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án khi người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt (trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan).

    Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính nào?

    Căn cứ khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định đơn khởi kiện phải có các nội dung sau:

    - Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

    - Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

    - Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

    Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;

    - Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);

    - Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;

    - Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

    Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

    - Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

    - Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

    - Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

    Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự được thay đổi yêu cầu của mình không?

    Căn cứ Điều 5 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự như sau:

    Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự
    1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.
    2. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.

    Như vậy, trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự được thay đổi yêu cầu của mình

    saved-content
    unsaved-content
    35
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ