Loading

15:35 - 16/09/2024

Có phải trả phí khi khai thác thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn để phục vụ phòng, chống thiên tai không?

Khai thác thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn để phục vụ phòng, chống thiên tai có phải trả phí hay không? Phương án ứng phó thiên tai được xây dựng dựa trên căn cứ nào?

Nội dung chính

    Khai thác thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn để phục vụ phòng, chống thiên tai có phải trả phí hay không?

    Căn cứ khoản 4, khoản 5 Điều 32 Luật khí tượng thủy văn 2015 được bổ sung bởi khoản 2 Điều 9 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định:

    Khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn
    ...
    4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khai thác thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn phải trả phí theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
    5. Cơ quan nhà nước khai thác thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn vì các mục đích sau đây thì không phải trả phí:
    a) Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng không vì mục đích lợi nhuận;
    b) Phục vụ phòng, chống thiên tai, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia;
    c) Trao đổi thông tin với nước ngoài, tổ chức quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
    d) Mục đích khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Như vậy, muốn khai thác thông tin phục vụ cho việc đưa tin và phòng chống thiên tai mà cơ quan không thuộc cơ quan nhà nước thì phải trả phí mới được khai thác.

    Khai thác thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn để phục vụ phòng, chống thiên tai có phải trả phí hay không? (Ảnh từ Internet)

    Căn cứ xây dựng và nội dung phương án ứng phó thiên tai được quy định như thế nào?

    Tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 22 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 về phương án ứng phó thiên tai như sau:

    Phương án ứng phó thiên tai
    1. Phương án ứng phó thiên tai được xây dựng dựa trên các căn cứ sau đây:

    a) Các loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai có khả năng xảy ra tại địa phương và lĩnh vực quản lý;

    b) Năng lực ứng phó thiên tai của tổ chức, cá nhân;

    c) Khả năng phối hợp và hỗ trợ của các lực lượng và chính quyền các cấp.

    2. Phương án ứng phó thiên tai bao gồm các nội dung chính sau đây:

    a) Bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai và công trình trọng điểm;

    b) Sơ tán, bảo vệ người, tài sản, bảo vệ sản xuất;

    c) Bảo đảm an ninh trật tự, giao thông, thông tin liên lạc;

    d) Phối hợp chỉ đạo, chỉ huy phòng tránh, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

    đ) Nguồn nhân lực ứng phó thiên tai;

    e) Dự trữ vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm.

    3. Phương án ứng phó thiên tai được xây dựng ở địa phương, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức khác; phương án ứng phó thiên tai được rà soát, điều chỉnh, bổ sung hằng năm.

    Như vậy, căn cứ xây dựng và nội dung phương án ứng phó thiên tai được quy định như sau:

    (1) Phương án ứng phó thiên tai được xây dựng dựa trên các căn cứ sau đây:

    - Các loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai có khả năng xảy ra tại địa phương và lĩnh vực quản lý;

    - Năng lực ứng phó thiên tai của tổ chức, cá nhân;

    - Khả năng phối hợp và hỗ trợ của các lực lượng và chính quyền các cấp.

    (2) Phương án ứng phó thiên tai bao gồm các nội dung chính sau đây:

    - Bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai và công trình trọng điểm;

    - Sơ tán, bảo vệ người, tài sản, bảo vệ sản xuất;

    - Bảo đảm an ninh trật tự, giao thông, thông tin liên lạc;

    - Phối hợp chỉ đạo, chỉ huy phòng tránh, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

    - Nguồn nhân lực ứng phó thiên tai;

    - Dự trữ vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm.

    (3) Phương án ứng phó thiên tai được xây dựng ở địa phương, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức khác; phương án ứng phó thiên tai được rà soát, điều chỉnh, bổ sung hằng năm.

    Trách nhiệm hướng dẫn, xây dựng, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai được quy định như thế nào?

    Căn cứ khoản 4 Điều 22 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 thì trách nhiệm hướng dẫn, xây dựng, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai được quy định như sau:

    - Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó tương ứng với các cấp độ rủi ro thiên tai;

    - Thủ trưởng cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức xây dựng và phê duyệt phương án ứng phó thiên tai của cơ quan, đơn vị mình, gửi đến Ủy ban nhân dân địa phương có liên quan trên địa bàn và cơ quan cấp trên để phối hợp chỉ đạo thực hiện;

    - Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm tổ chức xây dựng và phê duyệt phương án ứng phó thiên tai, gửi phương án ứng phó thiên tai đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan, Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn để phối hợp chỉ đạo thực hiện;

    - Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức xây dựng và phê duyệt phương án ứng phó thiên tai phù hợp với đặc điểm thiên tai của địa phương gửi Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp để phối hợp chỉ đạo thực hiện. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi phương án ứng phó thiên tai về Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn để theo dõi và phối hợp chỉ đạo thực hiện.

    saved-content
    unsaved-content
    28