Loading

10:44 - 18/12/2024

Cơ quan quyết định cao nhất trong công ty cổ phần là cơ quan nào? Khi nào tiến hành Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần?

Cơ quan quyết định cao nhất trong công ty cổ phần là cơ quan nào? Khi nào tiến hành Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần?

Nội dung chính

    Cơ quan quyết định cao nhất trong công ty cổ phần là cơ quan nào?

    Theo quy định tại Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2020 có nội dung như sau:

    Quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông
    1. Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.
    2. Đại hội đồng cổ đông có quyền và nghĩa vụ sau đây:
    a) Thông qua định hướng phát triển của công ty;
    b) Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần;
    c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;
    d) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác;
    đ) Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
    e) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
    g) Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;
    h) Xem xét, xử lý vi phạm của thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty;
    i) Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;
    k) Quyết định ngân sách hoặc tổng mức thù lao, thưởng và lợi ích khác cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;
    l) Phê duyệt quy chế quản trị nội bộ; quy chế hoạt động Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát;
    m) Phê duyệt danh sách công ty kiểm toán độc lập; quyết định công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm tra hoạt động của công ty, bãi miễn kiểm toán viên độc lập khi xét thấy cần thiết;
    n) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

    Theo đó, Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết và là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.

    Cơ quan quyết định cao nhất trong công ty cổ phần là cơ quan nào? Khi nào tiến hành Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần?

    Cơ quan quyết định cao nhất trong công ty cổ phần là cơ quan nào? Khi nào tiến hành Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần?

    Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần được tiến hành khi nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 145 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

    Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông
    1. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
    2. Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thông báo mời họp lần thứ hai phải được gửi trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện từ 33% tổng số phiếu biểu quyết trở lên; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
    3. Trường hợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 2 Điều này thì thông báo mời họp lần thứ ba phải được gửi trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ hai, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ ba được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp.
    4. Chỉ có Đại hội đồng cổ đông mới có quyền quyết định thay đổi chương trình họp đã được gửi kèm theo thông báo mời họp theo quy định tại Điều 142 của Luật này.

    Như vậy, cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

    Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định thì cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện từ 33% tổng số phiếu biểu quyết trở lên; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

    Trường hợp cuộc họp lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định thì cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần thứ ba được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp.

    Đại hội đồng cổ đông của công ty cổ phần họp thường niên mỗi năm bao nhiêu lần?

    Cuộc họp thường niên của Đại hội đồng cổ đông của công ty cổ phần được quy định tại khoản 1 Điều 139 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

    Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông
    1. Đại hội đồng cổ đông họp thường niên mỗi năm một lần. Ngoài cuộc họp thường niên, Đại hội đồng cổ đông có thể họp bất thường. Địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông được xác định là nơi chủ tọa tham dự họp và phải ở trên lãnh thổ Việt Nam.
    2. Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác, Hội đồng quản trị quyết định gia hạn họp Đại hội đồng cổ đông thường niên trong trường hợp cần thiết, nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
    3. Đại hội đồng cổ đông thường niên thảo luận và thông qua các vấn đề sau đây:
    a) Kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
    b) Báo cáo tài chính hằng năm;
    c) Báo cáo của Hội đồng quản trị về quản trị và kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị và từng thành viên Hội đồng quản trị;
    d) Báo cáo của Ban kiểm soát về kết quả kinh doanh của công ty, kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
    đ) Báo cáo tự đánh giá kết quả hoạt động của Ban kiểm soát và Kiểm soát viên;
    e) Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại;
    g) Vấn đề khác thuộc thẩm quyền.

    Theo đó, Đại hội đồng cổ đông họp thường niên mỗi năm một lần. Ngoài cuộc họp thường niên, Đại hội đồng cổ đông có thể họp bất thường.

    saved-content
    unsaved-content
    130
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ