Loading

11:40 - 18/12/2024

Công Đoàn phải kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi không tăng lương cho người lao động theo mức lương tối thiểu?

Khi người lao động được tăng lương theo lương tối thiểu mà công ty không tăng lương thì người lao động báo với công Đoàn, công đoàn có giải quyết không ạ?

Nội dung chính

    Công Đoàn phải kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi không tăng lương cho người lao động theo mức lương tối thiểu?

    Theo Công văn 633/LĐLĐ-CSPL năm 2022 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành đã yêu cầu như sau:

    - Căn cứ Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 của Chính phủ Quy định về mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và văn bản liên tịch số 2086/BLĐTBXH-TLĐLĐVN ngày 17/6/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc chỉ đạo triển khai Nghị định số 38/2022/NĐ-CP về lương tối thiểu;

    - Thực hiện công văn số 4486/TLĐ-CSPL ngày 05/7/2022 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc Công đoàn tham gia thực hiện Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 của Chính phủ về mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động.

    Để nâng cao vai trò và trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; kịp thời nắm bắt tình hình thực hiện chính sách tiền lương theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 của Chính phủ, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị các cấp công đoàn tăng cường thực hiện một số nhiệm vụ sau:

    + Chỉ đạo công đoàn cơ sở chủ động tham gia với người sử dụng lao động trong quá trình xây dựng thang, bảng lương của doanh nghiệp theo quy định mới về tăng lương tối thiểu.

    + Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ được nêu tại điểm 2 Công văn số 2086/BLĐTBXH-TLĐLĐVN ngày 17/6/2022 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc chỉ đạo triển khai Nghị định 38/2022/NĐ-CP về lương tối thiểu.

    + Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát việc chấp hành pháp luật lao động, công đoàn, Bảo hiểm xã hội... của các doanh nghiệp, nhất là việc thực hiện Nghị định 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ.

    + Theo dõi, bám sát tình hình quan hệ lao động trong các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất. Khi có tranh chấp lao động tập thể, ngừng việc tập thể, đình công tự phát, cần chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân và các cơ quan chức năng trên địa bàn kịp thời giải quyết, đảm bảo quyền lợi của tập thể người lao động, không để xảy ra điểm nóng về an ninh trật tự.

    + Thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình từ cơ sở và báo cáo đánh giá việc thực hiện Nghị định 38/2022/NĐ-CP ,tình hình tiền lương năm 2022 của các doanh nghiệp trên địa bàn.

    + Tập hợp, nắm bắt thông tin, tâm tư, nguyện vọng của người lao động, kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời các hành vi vi phạm Nghị định 38/2022/NĐ-CP cũng như pháp luật lao động, công đoàn, Bảo hiểm xã hội.

    + Đẩy mạnh các giải pháp thực hiện chăm lo, bảo đảm đời sống cho người lao động, góp phần đảm bảo việc làm bền vững, an sinh của người lao động.

    + Trung tâm Tư vấn pháp luật Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường công tác tư vấn pháp luật, hướng dẫn, trả lời câu hỏi, vướng mắc liên quan đến việc triển khai thực hiện Nghị định 38/2022/NĐ-CP để người lao động an tâm làm việc.

    + Ban Tuyên giáo Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục tham mưu Ban Thường vụ chỉ đạo các cấp công đoàn đẩy mạnh tuyên truyền Nghị định 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ đến đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động góp phần đảm bảo đời sống cho người lao động.

    Công Đoàn phải kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi không tăng lương cho người lao động theo mức lương tối thiểu?

    Công Đoàn phải kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi không tăng lương cho người lao động theo mức lương tối thiểu? (Hình từ internet)

    Nhiệm vụ của Công Đoàn theo Công văn 2086/BLĐTBXH-TLĐLĐVN quy định như thế nào?

    Theo Điểm 2 Công văn 2086/BLĐTBXH-TLĐLĐVN năm 2022 quy định:

    "2. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Công đoàn ngành, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam:
    a) Chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về lao động để triển khai các nhiệm vụ nêu tại điểm 1 văn bản này.
    b) Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến nội dung Nghị định số 38/2022/NĐ-CP đến người lao động và các tổ chức công đoàn cơ sở để triển khai thực hiện đúng quy định; tăng cường các hoạt động tư vấn pháp luật đối với người lao động và cán bộ công đoàn cơ sở.
    c) Chỉ đạo công đoàn cấp trên cơ sở hỗ trợ kịp thời công đoàn cơ sở nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động; rà soát các tiêu chuẩn, điều kiện lao động để chủ động đề xuất và đối thoại, thương lượng với người sử dụng lao động nhằm xác lập các thoả thuận về tiền lương và các điều kiện lao động khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật. Kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ người lao động, công đoàn cơ sở giải quyết các vướng mắc, tranh chấp phát sinh trong quan hệ lao động tại doanh nghiệp."

    Trách nhiệm của người sử dụng lao động thực hiện mức lương theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP?

    Theo tiểu mục 1.1 Mục 1 Công văn 2086/BLĐTBXH-TLĐLĐVN năm 2022 quy định:

    "1.1. Nhanh chóng tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người sử dụng lao động và người lao động trên địa bàn triển khai thực hiện Nghị định số 38/2022/NĐ-CP đúng quy định, trong đó lưu ý 02 nội dung sau:
    ...
    b) Về trách nhiệm thi hành: tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 38/2022/NĐ-CP quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm:
    - Rà soát lại các thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp; không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.
    - Đối với các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định tại Nghị định này thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, theo đó, các nội dung đã thực hiện trong đó có chế độ tiền lương trả cho người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu thì tiếp tục thực hiện, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác theo quy định của pháp luật lao động."

    Như vậy, người sử dụng lao động có trách nhiệm rà soát lại để điều chỉnh tiền lương cho người lao động, Công Đoàn được yêu cầu phải nắm bắt thông tin nguyện vọng của người lao động, kiến nghị với các cơ quan nhà nước xử lý các hành vi vi phạm Nghị định 38/2022/NĐ-CP cũng như pháp luật lao động, công đoàn, Bảo hiểm xã hội.

    saved-content
    unsaved-content
    53