Loading

11:07 - 11/11/2024

Đã có Nghị định 113/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hợp tác xã?

Nghị định 113/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hợp tác xã đề cập những vấn đề gì? Phân loại quy mô hợp tác xã được quy định thế nào? Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quyền gì?

Nội dung chính

    Đã có Nghị định 113/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hợp tác xã?

    Ngày 12/9/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 113/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã về:

    - Phân loại quy mô hợp tác xã.

    - Tiêu chí lựa chọn, đối tượng, nội dung, mức hỗ trợ, nguồn kinh phí và tổ chức thực hiện chính sách của Nhà nước về hỗ trợ phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

    - Điều kiện hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập doanh nghiệp, góp vốn, mua cổ phần tham gia doanh nghiệp.

    - Điều kiện hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện hoạt động cho vay nội bộ và mức cho vay, giới hạn cho vay, lãi suất, xử lý rủi ro từ hoạt động cho vay nội bộ.

    - Giao dịch nội bộ và thu nhập từ giao dịch nội bộ.

    - Xử lý tài sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã giải thể, phá sản.

    Đã có Nghị định 113/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hợp tác xã?

    Đã có Nghị định 113/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hợp tác xã? (Hình từ Internet)

    Phân loại quy mô hợp tác xã được quy định thế nào?

    Căn cứ Điều 5 Nghị định 113/2024/NĐ-CP quy định phân loại quy mô hợp tác xã như sau:

    [1] Phân loại hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp

    - Hợp tác xã quy mô lớn có từ 300 thành viên chính thức trở lên và doanh thu của năm từ 50 tỷ đồng trở lên hoặc tổng nguồn vốn từ 10 tỷ đồng trở lên

    - Hợp tác xã quy mô vừa có từ 200 thành viên chính thức trở lên và doanh thu của năm từ 10 tỷ đồng trở lên hoặc tổng nguồn vốn từ 05 tỷ đồng trở lên

    - Hợp tác xã quy mô nhỏ có từ 50 thành viên chính thức trở lên và doanh thu của năm từ 02 tỷ đồng trở lên hoặc tổng nguồn vốn từ 01 tỷ đồng trở lên

    - Hợp tác xã quy mô siêu nhỏ bao gồm các hợp tác xã không thuộc trường hợp trên

    [2] Phân loại hợp tác xã trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng

    - Hợp tác xã quy mô lớn có từ 100 thành viên chính thức trở lên và doanh thu của năm từ 80 tỷ đồng trở lên hoặc tổng nguồn vốn từ 20 tỷ đồng trở lên

    - Hợp tác xã quy mô vừa có từ 50 thành viên chính thức trở lên và doanh thu của năm từ 15 tỷ đồng trở lên hoặc tổng nguồn vốn từ 10 tỷ đồng trở lên

    - Hợp tác xã quy mô nhỏ có từ 20 thành viên chính thức trở lên và doanh thu của năm từ 03 tỷ đồng trở lên hoặc tổng nguồn vốn từ 02 tỷ đồng trở lên

    - Hợp tác xã quy mô siêu nhỏ bao gồm các hợp tác xã không thuộc trường hợp trên

    [3] Phân loại hợp tác xã trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

    - Hợp tác xã quy mô lớn có từ 1.000 thành viên chính thức trở lên và doanh thu của năm từ 200 tỷ đồng trở lên hoặc tổng nguồn vốn từ 50 tỷ đồng trở lên

    - Hợp tác xã quy mô vừa có từ 500 thành viên chính thức trở lên và doanh thu của năm từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc tổng nguồn vốn từ 20 tỷ đồng trở lên

    - Hợp tác xã quy mô nhỏ có từ 100 thành viên chính thức trở lên và doanh thu của năm từ 50 tỷ đồng trở lên hoặc tổng nguồn vốn từ 10 tỷ đồng trở lên

    - Hợp tác xã quy mô siêu nhỏ bao gồm các hợp tác xã không thuộc trường hợp trên

    [4] Phân loại hợp tác xã trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ và lĩnh vực khác

    - Hợp tác xã quy mô lớn có từ 200 thành viên chính thức trở lên và doanh thu của năm từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc tổng nguồn vốn từ 20 tỷ đồng trở lên

    - Hợp tác xã quy mô vừa có từ 100 thành viên chính thức trở lên và doanh thu của năm từ 20 tỷ đồng trở lên hoặc tổng nguồn vốn từ 10 tỷ đồng trở lên

    - Hợp tác xã quy mô nhỏ có từ 20 thành viên chính thức trở lên và doanh thu của năm từ 05 tỷ đồng trở lên hoặc tổng nguồn vốn từ 02 tỷ đồng trở lên

    - Hợp tác xã quy mô siêu nhỏ bao gồm các hợp tác xã không thuộc trường hợp trên

    Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quyền gì?

    Căn cứ Điều 9 Luật Hợp tác xã 2023 quy định quyền của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như sau:

    - Tổ chức thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra.

    - Quyết định việc tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; thuê và sử dụng lao động.

    - Được kinh doanh, sản xuất trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm.

    - Yêu cầu thành viên đăng ký nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ để xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ cho thành viên.

    - Cung cấp sản phẩm, dịch vụ ra bên ngoài sau khi hoàn thành nghĩa vụ và bảo đảm lợi ích của thành viên theo quy định của Điều lệ hoặc pháp luật có liên quan.

    - Cung cấp dịch vụ, tổ chức hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa vì mục tiêu chăm lo đời sống của thành viên, cộng đồng và phát triển bền vững.

    - Tham gia thực hiện chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân cư.

    - Kết nạp mới, chấm dứt tư cách thành viên theo quy định của pháp luật về hợp tác xã.

    - Tăng, giảm vốn điều lệ trong quá trình hoạt động.

    - Huy động vốn theo quy định của pháp luật.

    - Cho vay nội bộ theo quy định của Luật này.

    - Theo dõi riêng các khoản doanh thu, chi phí của giao dịch nội bộ và giao dịch bên ngoài.

    - Liên danh, liên kết, hợp tác với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để thực hiện mục tiêu hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

    - Góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp nhằm mục tiêu hỗ trợ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

    - Thực hiện việc phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, khoản nợ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

    - Tham gia tổ chức đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

    - Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật; giải quyết tranh chấp nội bộ và xử lý thành viên vi phạm theo quy định của Điều lệ.

    - Quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ.

    saved-content
    unsaved-content
    187