Loading

09:54 - 18/10/2024

Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước trong các trường hợp nào theo quy định pháp luật?

Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước trong các trường hợp nào và quy trình phê duyệt, ký kết các điều ước này tuân thủ những yêu cầu nào?

Nội dung chính

    Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước trong các trường hợp nào theo quy định pháp luật?

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật điều ước quốc tế 2016 quy định Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước trong các trường hợp sau đây:

    - Điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký với người đứng đầu Nhà nước khác;

    - Điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    - Điều ước quốc tế về việc thành lập, tham gia tổ chức quốc tế và khu vực nếu việc thành lập, tham gia, rút khỏi tổ chức đó ảnh hưởng đến chính sách cơ bản của quốc gia về đối ngoại, quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, tiền tệ;

    - Điều ước quốc tế làm thay đổi, hạn chế hoặc chấm dứt quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội;

    - Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước theo thỏa thuận với bên ký kết nước ngoài.

    !

    saved-content
    unsaved-content
    14
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ