Sự kiện nào đánh dấu miền Bắc Việt Nam hoàn toàn giải phóng?
Nội dung chính
Sự kiện nào đánh dấu miền Bắc Việt Nam hoàn toàn giải phóng?
Sau thắng lợi vĩ đại của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. Tuy nhiên, thực dân Pháp đã gây hấn tại Nam Bộ vào ngày 23/9/1945, phát động chiến tranh.
Ngày 19/12/1946, quân và dân Hà Nội hưởng ứng lời kêu gọi kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bắt đầu cuộc kháng chiến toàn quốc với tinh thần "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh".
Trong 9 năm kháng chiến, Hà Nội đã tích cực đánh địch và chi viện cho các chiến trường, góp phần vào chiến thắng Điện Biên Phủ, buộc Pháp ký Hiệp định Genève ngày 21/7/1954, công nhận độc lập Việt Nam.
Vào lúc 16h ngày 9/10/1954, quân đội ta hoàn toàn kiểm soát Hà Nội. Sáng 10/10/1954, lễ chào cờ được tổ chức tại Sân vận động Cột Cờ, đánh dấu sự trở về của đoàn quân chiến thắng và công cuộc tiếp quản Thủ đô thành công, sinh hoạt của người dân được duy trì ổn định.
Miền Bắc Việt Nam hoàn toàn giải phóng vào ngày 10 tháng 10 năm 1954, khi quân đội Việt Minh tiến vào tiếp quản Hà Nội sau Hiệp định Genève được ký kết. Sự kiện này đánh dấu sự kết thúc của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và sự thống nhất của miền Bắc dưới sự lãnh đạo của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ngày 10 tháng 10 cũng được coi là Ngày Giải phóng Thủ đô là sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan trọng, khẳng định thắng lợi hoàn toàn của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đồng thời mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử ngàn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.
Sự kiện nào đánh dấu miền Bắc Việt Nam hoàn toàn giải phóng? (hình từ internet)
Mục tiêu và tầm nhìn đến năm 2050 của thủ đô Hà Nội
Quyết định số 1569/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành 12/12/2024. Trong đó, tổng diện tích tự nhiên lập quy hoạch là 3.359,84km2.
Theo đó, Mục tiêu đến năm 2030 là phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", xanh, thông minh, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao, có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực. Hà Nội là trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, là cực tăng trưởng có vai trò dẫn dắt kinh tế của cả nước, có tầm ảnh hưởng trong khu vực; là trung tâm kinh tế tài chính lớn; trung tâm hàng đầu về giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo; thành phố thanh bình, người dân hạnh phúc.
Tầm nhìn đến năm 2050, Thủ đô Hà Nội là thành phố toàn cầu, xanh - thông minh - thanh bình - thịnh vượng, xứng tầm đại diện vị thế nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc, tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển hàng đầu trong khu vực, ngang tầm thủ đô các nước phát triển trên thế giới; là nơi đáng đến và lưu lại, nơi đáng sống và cống hiến. Người dân có mức sống và chất lượng cuộc sống cao.
GRDP bình quân đầu người khoảng 45.000 - 46.000 USD; tỷ lệ đô thị hóa khoảng 80 - 85%.
Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm những lực lượng nào?
Căn cứ theo Điều 25 Luật Quốc phòng 2018 quy định về quân đội nhân dân như sau:
Quân đội nhân dân
1. Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.
2. Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
3. Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu; một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.
4. Tổ chức, nhiệm vụ, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, Quân đội nhân dân bao gồm 02 lực lượng sau:
(1) Lực lượng thường trực (Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương).
(2) Lực lượng dự bị động viên.