Loading

15:30 - 01/10/2024

Đoàn kiểm tra Tòa án nhân dân có quyền yêu cầu ai cung cấp tài liệu và báo cáo liên quan đến nội dung kiểm tra?

Đoàn kiểm tra Tòa án nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào? Kết luận kiểm tra và các kiến nghị xử lý vi phạm được ban hành bởi ai? Khi phát hiện vấn đề không thuộc thẩm quyền của đoàn kiểm tra, đoàn có thể làm gì?

Nội dung chính

    Đoàn kiểm tra Tòa án nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?

    Nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn kiểm tra Tòa án nhân dân được hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 8 Quy chế công tác kiểm tra trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 346a/2017/QĐ-TANDTC, theo đó:

    - Yêu cầu đối tượng kiểm tra; đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, hồ sơ; báo cáo bằng văn bản các nội dung kiểm tra;

    - Làm việc với cấp ủy, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để đánh giá, nhận xét về nội dung kiểm tra khi cần thiết;

    - Yêu cầu các đơn vị, Tòa án nhân dân cấp dưới cử người tham gia hoặc giúp việc cho đoàn kiểm tra khi cần thiết;

    - Trực tiếp thẩm tra những nội dung báo cáo và các tài liệu liên quan;

    - Ban hành kết luận kiểm tra và kiến nghị xử lý vi phạm (nếu có), thông báo kết luận kiểm tra cho các đơn vị, cá nhân có liên quan;

    - Yêu cầu đối tượng kiểm tra thực hiện những biện pháp khắc phục thiếu sót, vi phạm;

    - Báo cáo, kiến nghị với cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định về những vấn đề phát hiện được trong quá trình kiểm tra, nhưng xét thấy không thuộc thẩm quyền của đoàn kiểm tra;

    - Chỉ được xem xét những vấn đề và trong thời điểm được nêu trong kế hoạch, quyết định kiểm tra. Trường hợp cần xem xét những vấn đề khác để phục vụ kết luận kiểm tra thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đã ra quyết định kiểm tra và thông báo cho đối tượng kiểm tra trước khi tiến hành.

     

    saved-content
    unsaved-content
    19