Loading

19:24 - 27/12/2024

Đốt vàng mã vào ngày Tết Đoan ngọ có bị phạt không?

Tết Đoan ngọ có phải ngày lễ lớn không? Đốt vàng mã vào ngày Tết Đoan ngọ có bị phạt không?

Nội dung chính

    Tết Đoan ngọ có phải ngày lễ lớn không?

    Căn cứ Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn như sau:

    Các ngày lễ lớn
    Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
    1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
    2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
    3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
    4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
    5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
    6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
    7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

    Như vậy, Tết Đoan ngọ không được xem là ngày lễ lớn theo quy định của pháp luật về tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn

    Đốt vàng mã vào ngày Tết Đoan ngọ có bị phạt không?

    Đốt vàng mã vào ngày Tết Đoan ngọ có bị phạt không? (Hình từ Internet)

    Đốt vàng mã vào ngày Tết Đoan ngọ có bị phạt không?

    Căn cứ khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về tổ chức lễ hội như sau:

    Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
    a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
    b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
    c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
    2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
    a) Không báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
    b) Chèo kéo người tham dự lễ hội sử dụng dịch vụ, hàng hóa của mình.
    3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
    a) Không thành lập Ban tổ chức lễ hội theo quy định;
    b) Bán vé, thu tiền tham dự lễ hội;
    c) Không có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định trong khu vực lễ hội, di tích;
    d) Không tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh hoặc bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác;
    đ) Không thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội.
    ...

    Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP quy định như sau:

    Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
    1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
    2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
    3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
    4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương IV Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức gấp 2 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
    ...

    Như vậy, người dân đốt vàng mã vào dịp Tết Đoan ngọ không đúng nơi quy định sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.

    Tết Đoan ngọ có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?

    Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:

    Nghỉ lễ, tết
    1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
    a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
    b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
    c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
    d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
    đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
    e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
    2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
    3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

    Ngoài ra căn cứ tại quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

    Nghỉ hằng năm
    1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
    a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
    b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
    c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
    ...

    Và tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

    Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
    1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
    a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
    b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
    c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
    ...

    Như vậy, người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương chỉ trong Tết Dương lịch, Tết Âm lịch, ngày 30/4, ngày 1/5, ngày 2/9, Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Người lao động không được nghỉ làm hưởng nguyên lương trong dịp Tết Đoan ngọ

    Tuy nhiên, người lao động có thể sử dụng ngày nghỉ phép năm của mình để được nghỉ hưởng nguyên lương hoặc nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương vào ngày này. 

    saved-content
    unsaved-content
    76