Loading

11:49 - 26/09/2024

Giải thể chi nhánh, quyền lợi người lao động thế nào?

Tôi có ký Hợp đồng lao động (HĐLĐ) với Cty thời gian hết hạn HĐLĐ đến hết tháng 3/2015 làm việc ở chi nhánh. Nhưng do cơ cấu lại, đến tháng 5/2014 Cty quyết định giải thể chi nhánh không hoạt động nữa (quyết định này tôi được nghe nói lại) - Tôi không nhận được quyết định chấm dứt HĐLĐ hay thông báo nghỉ việc nào từ phòng nhân sự của Cty. Trong tháng 6 & tháng 7 công ty vẫn trả lương qua tài khoản của tôi. - Đến ngày 31/8/2014 Cty có yêu cầu tôi điền vào mẫu đơn tự xin nghỉ việc. Tôi đã điền vào nhưng đến bây giờ Cty đòi tôi hoàn trả lại tiền lương của 2 tháng 6&7 với lý do đã nghỉ việc từ 31/5/2014. Thời điểm tôi điền vào đơn nghỉ việc là vào ngày 31/8, vậy từ thời gian đó trở về trước tôi vẫn là nhân viên của công ty và Cty trả lương cho tôi là đúng, tại sao đến bây giờ Cty lại yêu cầu tôi trả lại tiền lương thì mới trả sổ BHXH và Bằng gốc cho tôi Công ty làm như vậy có đúng không và tôi cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình.

Nội dung chính

    Thứ nhất:  Trách nhiệm của doanh nghiệp có chi nhánh chấm dứt hoạt động

    Khoản 4 Điều 41 Nghị định 102/2010/NĐ-CP quy định: “Doanh nghiệp có chi nhánh đã chấm dứt hoạt động chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và tiếp tục sử dụng lao động hoặc giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật.”

    Theo Điểm c Khoản 1 Điều 38 BLLĐ 2012 quy định về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ như sau: “Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà NSDLĐ đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc”.

    Điều 44 BLLĐ 2012 cũng quy định: Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều NLĐ có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc, thì NSDLĐ phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của bộ luật này.

    Việc cho thôi việc đối với nhiều NLĐ theo quy định tại điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

    Như vậy, NSDLĐ được quyền chấm dứt hợp đồng với NLĐ trong trường hợp vì lý do kinh tế phải đóng cửa chi nhánh và không thể giải quyết cho NLĐ tiếp tục làm việc tại Cty. Tuy nhiên, theo quy định tại BLLĐ thì việc cho thôi việc chỉ được tiến hành sau khi thông báo trước 30 ngày cho cơ quan nhà nước về lao động cấp tỉnh và phải có phương án sử dụng lao động.

    Thứ hai: Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động:

    Điều 47- BLLĐ 2012 quy định: Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, NSDLĐ phải thông báo bằng văn bản cho NLĐ biết thời điểm chấm dứt HĐLĐ.

    2. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

    3. NSDLĐ có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ BHXH và những giấy tờ khác mà NSDLĐ đã giữ lại của người lao động.

    4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, BHXH, BHYT, BHTN và các quyền lợi khác của NLĐ theo thoả ước lao động tập thể và HĐLĐ đã ký kết được ưu tiên thanh toán.

            Cty có trách nhiệm thanh toán trợ cấp mất việc làm cho NLĐ theo quy định tại điều 49 BLLĐ. NSDLĐ trả trợ cấp mất việc làm cho NLĐ đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại điều 44 và điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 2 tháng tiền lương.

    Thông tin câu hỏi nêu không rõ là bạn được ký hợp đồng thời hạn nào và bạn đã làm đủ 12 tháng trở lên chưa nên luật sư nêu quy định chung để bạn có căn cứ xem xét.

    Riêng đối với khoản lương được nhận trong 2 tháng 6 và 7, bạn cần kiểm tra lại:

    -            Nếu trong hai tháng đó, bạn có đi làm, hoặc có thỏa thuận về việc nghỉ chờ việc có hưởng lương thì bạn được đảm bảo quyền lợi của mình đối với 2 tháng lương đó;

    -            Nếu trong hai tháng đó, bạn nghỉ việc hoặc vì lý do khác mà không đến công ty làm việc thì bạn cần thống nhất với công ty về việc khoản tiền trả cho bạn là tiền lương hay trợ cấp.

    Đối với việc giữ bằng gốc là vi phạm quy định BLLĐ theo điều 20 khoản 1, bạn cần yêu cầu công ty hoàn trả lại bằng cho bạn.

    saved-content
    unsaved-content
    1
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ