Loading

13:55 - 11/11/2024

Hành vi bị cấm trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật?

Hành vi bị cấm trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật?

Nội dung chính

    Hành vi bị cấm trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật?

    Trả lời: Những hành vi bị nghiêm cấm trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật được nêu ra tại Điều 14 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 như sau:

    - Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, trái với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.

    - Ban hành văn bản không thuộc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định tại Điều 4 của Luật này nhưng có chứa quy phạm pháp luật.

    - Ban hành văn bản quy phạm pháp luật không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định tại Luật này.

    - Quy định thủ tục hành chính trong thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp được giao trong luật.

    Trên đây là những hành vi bị cấm trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.

    Gửi văn bản quy phạm pháp luật cơ quan có thẩm quyền để giám sát

    Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi là Lê Mai. Là công dân Việt Nam tôi nghĩ mình có trách nhiệm phải quan tâm tới các quy định của pháp luật Việt Nam. Vậy ban biên tập cho tôi hỏi sau khi soạn thảo văn bản pháp luật thì có quy định nào yêu cầu phải gửi cho một cơ quan nào khác kiểm tra lại hay không? Và quy định ở đâu được không? Mong ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin cám ơn!

    Trả lời: Gửi văn bản quy phạm pháp luật, hồ sơ dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Điều 13 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015:

    - Văn bản quy phạm pháp luật phải được gửi đến cơ quan có thẩm quyền để giám sát, kiểm tra.

    Chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày công bố luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc ký chứng thực, ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật khác, cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm gửi văn bản đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 164 của Luật này để giám sát, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 165, khoản 1 Điều 166 hoặc khoản 1 Điều 167 của Luật này để kiểm tra.

    - Hồ sơ dự án, dự thảo và bản gốc của văn bản quy phạm, pháp luật phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

    Trên đây là quy định về gửi văn bản quy phạm pháp luật cơ quan có thẩm quyền để giám sát. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Luật ban hành văn bản quy phạm hành chính 2015.

    Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật

    Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Em tên là Trần Long. Em đang học năm hai trường đại học Luật. Em đang học môn Kỹ thuật soạn thảo văn bản và có một thắc mắc như sau. Ban biên tập có thể tư vấn giúp em việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định như thế nào? Được quy định ở đâu hay không? Em mong ban biên tập có thể tư vấn giúp em. Em xin cám ơn!

    Trả lời: Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Điều 12 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 như sau:

    Văn bản quy phạm pháp luật chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ bằng văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền. Văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản khác phải xác định rõ tên văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành.

    Văn bản bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo, niêm yết theo quy định.

    Khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan ban hành văn bản phải sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật do mình đã ban hành trái với quy định của văn bản mới ngay trong văn bản mới đó; trường hợp chưa thể sửa đổi, bổ sung ngay thì phải xác định rõ trong văn bản mới danh mục văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật mà mình đã ban hành trái với quy định của văn bản quy phạm pháp luật mới và có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung trước khi văn bản quy phạm pháp luật mới có hiệu lực.

    Một văn bản quy phạm pháp luật có thể được ban hành để đồng thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ nội dung trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật do cùng cơ quan ban hành.

    Ngoài ra, việc soạn thảo, ban hành một văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ nhiều văn bản quy phạm pháp luật được hướng dẫn bởi Điều 36 Nghị định 34/2016/NĐ-CP như sau:

    Bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm ban hành theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành một văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ nội dung trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành trong các trường hợp sau: 

    - Khi cần hoàn thiện pháp luật để kịp thời thực hiện Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; 

    - Khi cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ đồng thời nhiều văn bản mà nội dung được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ thuộc cùng một lĩnh vực hoặc có mối liên quan chặt chẽ để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với văn bản mới được ban hành; 

    - Trong văn bản đề nghị ban hành có nội dung liên quan đến một hoặc nhiều văn bản khác do cùng một cơ quan ban hành mà trong văn bản đề nghị ban hành có quy định khác với văn bản đó; 

    - Để thực hiện phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 

    Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền đề nghị Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ban hành văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm đề nghị Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành một văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ nội dung trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này.

    Trên đây là quy định về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.

     

    saved-content
    unsaved-content
    562