Loading

09:11 - 18/12/2024

Hành vi nào bị xem là cản trở việc thi hành án hành chính? Hành vi cản trở việc thi hành án hành chính có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Hành vi nào bị xem là cản trở việc thi hành án hành chính? Hành vi cản trở việc thi hành án hành chính có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Nội dung chính


    Hành vi nào bị xem là cản trở việc thi hành án hành chính?

    Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 71/2016/NĐ-CP có quy định như sau:

    Giải thích từ ngữ
    Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    ...
    7. Không chấp hành án là hành vi cố ý của người phải thi hành án không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính khi đã có quyết định buộc thi hành bản án, quyết định của Tòa án (sau đây gọi là quyết định buộc thi hành án hành chính) hoặc có biên bản yêu cầu tổ chức thi hành án của Chấp hành viên theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định này.
    8. Cản trở việc thi hành án là hành vi trái pháp luật tác động đến quá trình thi hành án dẫn đến chậm thi hành, không thi hành hoặc thi hành không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án.
    9. Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng trong thi hành án hành chính là trường hợp vi phạm làm ảnh hưởng đến uy tín của cá nhân, cơ quan, tổ chức nơi cán bộ, công chức, viên chức đang công tác hoặc gây thiệt hại về tiền, tài sản phải bồi thường một lần có giá trị dưới 20 triệu đồng.

    Theo quy định trên thì hành vi trái pháp luật tác động đến quá trình thi hành án dẫn đến chậm thi hành, không thi hành hoặc thi hành không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án được xem là cản trở việc thi hành án hành chính.

    Hành vi nào bị xem là cản trở việc thi hành án hành chính? Hành vi cản trở việc thi hành án hành chính có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

    Hành vi nào bị xem là cản trở việc thi hành án hành chính? Hành vi cản trở việc thi hành án hành chính có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

    Công chức, viên chức cản trở thi hành án hành chính bị xử lý kỷ luật thế nào?

    (1) Căn cứ theo Điều 21 Nghị định 71/216/NĐ-CP có quy định như sau:

    Khiển trách
    Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với công chức, viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính sau đây:
    1. Chậm thi hành án.
    2. Chấp hành nhưng không đúng nội dung bản án, quyết định của Tòa án trong thời hạn tự nguyện quy định tại khoản 2 Điều 311 Luật tố tụng hành chính.
    3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc thi hành án.
    4. Từ chối làm việc hoặc không cung cấp, cung cấp nhưng không đầy đủ thông tin, tài liệu có liên quan về quá trình, kết quả thi hành án cho các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật tố tụng hành chính và Nghị định này.
    5. Có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với người được thi hành án trong quá trình tổ chức thi hành án.
    6. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thi hành án hành chính để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

    Theo đó thì công chức, viên chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc thi hành án thì sẽ bị áp dụng hình thức xử kỷ luật khiển trách.

    (2) Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 71/216/NĐ-CP công chức, viên chức vi phạm bị áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo trong trường hợp sau:

    - Gây hậu quả nghiêm trọng nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật thì

    - Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ về tội cản trở việc thi hành án đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

    (3) Theo quy định tại Điều 23 Nghị định 71/216/NĐ-CP công chức, viên chức vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng thì bị áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương.

    (4) Theo quy định tại Điều 25 Nghị định 71/216/NĐ-CP công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý vi phạm bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ về tội cản trở việc thi hành án thì bị áp dụng hình thức kỷ luật cách chức.

    (5) Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 71/216/NĐ-CP công chức, viên chức vi phạm bị phạt tù mà không được hưởng án treo về tội cản trở việc thi hành án thì bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc.

    Hành vi cản trở việc thi hành án hành chính có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

    Căn cứ theo Điều 28 Nghị định 71/216/NĐ-CP quy định như sau:

    Truy cứu trách nhiệm hình sự
    1. Người nào có hành vi không thi hành án, không chấp hành án, cố ý cản trở việc thi hành án có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
    2. Người đứng đầu, người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan quản lý nhà nước về thi hành án hành chính tùy theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự trong thi hành án hành chính

    Như vậy người nào có hành vi cố ý cản trở việc thi hành án có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

    Cụ thể tại Điều 381 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội cản trở việc thi hành án như sau:

    Tội cản trở việc thi hành án
    1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
    a) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án bỏ trốn;
    b) Dẫn đến hết thời hiệu thi hành án;
    c) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
    d) Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
    a) Phạm tội 02 lần trở lên;
    b) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án tiếp tục thực hiện tội phạm;
    c) Dẫn đến người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền 200.000.000 đồng trở lên;
    d) Gây thiệt hại 200.000.000 đồng trở lên.
    3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    Theo đó, hành vi cản trợ thi hành án có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định nêu trên.

    saved-content
    unsaved-content
    88
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ