Loading


Bộ phận lãnh thổ có diện tích lớn nhất thuộc vùng biển nước ta là gì?

Bộ phận lãnh thổ có diện tích lớn nhất thuộc vùng biển nước ta là gì? Chính sách quản lý và bảo vệ biển được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Bộ phận lãnh thổ có diện tích lớn nhất thuộc vùng biển nước ta là gì?

    Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Luật biển Việt Nam 2012 quy định vùng biển nước ta bao gồm các bộ phận sau:

    - Nội thủy: là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam (Điều 9 Luật biển Việt Nam 2012).

    - Lãnh hải: là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển (Điều 11 Luật biển Việt Nam 2012).

    - Vùng tiếp giáp lãnh hải: là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải (Điều 13 Luật biển Việt Nam 2012).

    - Vùng đặc quyền kinh tế: là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở (Điều 15 Luật biển Việt Nam 2012).

    - Thềm lục địa: là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa (Điều 17 Luật biển Việt Nam 2012).

    Như vậy, vùng đặc quyền kinh tế lộ phận lãnh thổ có diện tích lớn nhất thuộc vùng biển nước ta, rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

    Bộ phận lãnh thổ có diện tích lớn nhất thuộc vùng biển nước ta là gì?

    Bộ phận lãnh thổ có diện tích lớn nhất thuộc vùng biển nước ta là gì? (Hình từ Internet)

    Chính sách quản lý và bảo vệ biển được quy định như thế nào?

    Căn cứ vào Điều 5 Luật biển Việt Nam 2012 thì pháp luật quy định về các chính sách quản lý và bảo vệ biển như sau:

    - Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và thực hiện các biện pháp cần thiết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển kinh tế biển.

    - Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng, khai thác, bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo một cách bền vững phục vụ mục tiêu xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

    - Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ vào việc sử dụng, khai thác, phát triển kinh tế biển, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển bền vững các vùng biển phù hợp với điều kiện của từng vùng biển và bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh; tăng cường thông tin, phổ biến về tiềm năng, chính sách, pháp luật về biển.

    - Khuyến khích và bảo vệ hoạt động thủy sản của ngư dân trên các vùng biển, bảo hộ hoạt động của tổ chức, công dân Việt Nam ngoài các vùng biển Việt Nam phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, pháp luật quốc tế, pháp luật của quốc gia ven biển có liên quan.

    - Đầu tư bảo đảm hoạt động của các lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên biển, nâng cấp cơ sở hậu cần phục vụ cho các hoạt động trên biển, đảo và quần đảo, phát triển nguồn nhân lực biển.

    - Thực hiện các chính sách ưu tiên đối với nhân dân sinh sống trên các đảo và quần đảo; chế độ ưu đãi đối với các lực lượng tham gia quản lý và bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo.

    Quản lý và bảo vệ biển theo các nguyên tắc nào?

    Theo quy định tại Điều 4 Luật biển Việt Nam 2012 như sau:

    Nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển
    1. Quản lý và bảo vệ biển được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và các điều ước quốc tế khác mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
    2. Các cơ quan, tổ chức và mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.
    3. Nhà nước giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước khác bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế.

    Như vậy, việc quản lý và bảo vệ biển được thực hiện theo các nguyên tắc nêu trên.

    saved-content
    unsaved-content
    106