Loading

10:57 - 18/12/2024

Hưởng lương là nghĩa vụ hay quyền của người lao động khi thực hiện hợp đồng lao động theo quy định pháp luật?

Hưởng lương là nghĩa vụ hay quyền của người lao động khi thực hiện hợp đồng lao động theo quy định pháp luật?

Nội dung chính

    Hưởng lương là nghĩa vụ hay quyền của người lao động khi thực hiện hợp đồng lao động theo quy định pháp luật?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Bộ luật Lao động 2015 về quyền và nghĩa vụ của người lao động như sau:

    Quyền và nghĩa vụ của người lao động
    1. Người lao động có các quyền sau đây:
    a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
    b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
    c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
    d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
    đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
    e) Đình công;
    g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
    ...

    Theo quy định trên thì hưởng lương là quyền của người lao động khi thực hiện hợp đồng lao động.

    Mức lương cụ thể sẽ do các bên thỏa thuận nhưng phải đảm bảo đúng quy định pháp luật về tiền lương.

    Hưởng lương là nghĩa vụ hay quyền của người lao động khi thực hiện hợp đồng lao động theo quy định pháp luật?

    Hưởng lương là nghĩa vụ hay quyền của người lao động khi thực hiện hợp đồng lao động theo quy định pháp luật?

    Người lao động có trách nhiệm thực hiện những nghĩa vụ nào?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Bộ luật Lao động 2015 về quyền và nghĩa vụ của người lao động như sau:

    Quyền và nghĩa vụ của người lao động
    ...
    2. Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
    a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
    b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
    c) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

    Như vậy, về nghĩa vụ thì người lao động có trách nhiệm thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác cũng như chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

    Ngoài ra, phải thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

    Tiền lương có phải là nội dung bắt buộc của hợp đồng lao động không?

    Căn cứ vào Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

    Nội dung hợp đồng lao động
    1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
    a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
    b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
    c) Công việc và địa điểm làm việc;
    d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
    đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
    e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
    g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
    h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
    i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
    k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
    2. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.
    3. Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có thể giảm một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ sung nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, thời tiết.
    4. Chính phủ quy định nội dung của hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước.
    5. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

    Theo đó, tiền lương là một trong những nội dung chủ yếu, phải có trong hợp đồng lao động.

    saved-content
    unsaved-content
    55