Mẫu lời chúc Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 theo môn học dành cho tặng thầy cô giáo chi tiết cảm động?
Nội dung chính
Mẫu lời chúc Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 theo môn học dành cho tặng thầy cô giáo?
Tại Điều 1 Quyết định 167-HĐBT năm 1982 có quy định như sau:
Điều 1.- Từ nay hàng năm sẽ lấy ngày 20 tháng 11 là ngày Nhà giáo Việt Nam.
Theo đó, từ năm 1982 quyết định lấy ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam.
Có thể tham khảo Mẫu tin nhắn lời chúc 20 tháng 11 theo môn học dành cho tặng thầy cô giáo dưới đây:
Môn Văn: "Thầy/Cô là người đã dạy con biết yêu văn chương, biết cảm nhận cái đẹp trong từng con chữ. Chúc Thầy/Cô 20/11 thật nhiều sức khỏe và hạnh phúc" Môn Toán: "Dù công thức có khó đến mấy, Thầy/Cô vẫn kiên nhẫn chỉ dạy từng bước. Chúc Thầy/Cô luôn tràn đầy năng lượng để tiếp tục truyền cảm hứng cho học trò" Môn Tiếng Anh: "Thank you for opening up a whole new world through English. Wishing you health, happiness and success on Vietnamese Teachers' Day!" Môn Vật Lý: "Cảm ơn Thầy/Cô đã giúp con hiểu được những quy luật vận hành của thế giới. Chúc Thầy/Cô ngày 20/11 tràn ngập niềm vui" Môn Hóa Học: "Thầy/Cô là chất xúc tác giúp học trò phản ứng tốt với kiến thức. Chúc Thầy/Cô mãi giữ được nhiệt huyết của mình" Môn Sinh Học: "Cảm ơn Thầy/Cô đã giúp con hiểu về sự sống mầu nhiệm. Chúc Thầy/Cô luôn khỏe mạnh và hạnh phúc" Môn Địa Lý: "Nhờ Thầy/Cô, thế giới trong mắt con rộng mở hơn rất nhiều. Chúc Thầy/Cô ngày 20/11 thật ý nghĩa" Môn Lịch Sử: "Cảm ơn Thầy/Cô đã dạy con hiểu về quá khứ để bước tiếp tương lai. Chúc Thầy/Cô luôn vui vẻ và mạnh khỏe" Môn Tin Học: "Thầy/Cô như người dẫn đường giúp con khám phá thế giới công nghệ. Chúc Thầy/Cô có một ngày 20/11 đáng nhớ" Môn Thể Dục: "Cảm ơn Thầy/Cô đã rèn luyện cho con sức khỏe và tinh thần thể thao. Chúc Thầy/Cô luôn tràn đầy năng lượng" |
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. Có thể chọn và điều chỉnh những lời chúc trên cho phù hợp với tình cảm của mình dành cho thầy cô.
Mẫu lời chúc Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 theo môn học dành cho tặng thầy cô giáo chi tiết cảm động?
Trường hợp thầy cô giáo được phụ huynh học sinh tặng tiền nhân ngày 20 tháng 11 thì nên xử lý thế nào?
Theo Điều 25 Nghị định 59/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
Quy định về việc nhận quà tặng
Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình. Trường hợp không từ chối được thì cơ quan, tổ chức, đơn vị phải tổ chức quản lý, xử lý quà tặng theo quy định tại Điều 27 của Nghị định này.
Dẫn chiếu đến Điều 27 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định:
Xử lý quà tặng
1. Đối với quà tặng bằng tiền, giấy tờ có giá thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức tiếp nhận, bảo quản và làm thủ tục nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Đối với quà tặng bằng hiện vật, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận, bảo quản và xử lý như sau:
a) Xác định giá trị của quà tặng trên cơ sở giá của quà tặng do cơ quan, đơn vị, cá nhân tặng quà cung cấp (nếu có) hoặc giá trị của quà tặng tương tự được bán trên thị trường. Trong trường hợp không xác định được giá trị của quà tặng bằng hiện vật thì có thể đề nghị cơ quan có chức năng xác định giá;
b) Quyết định bán quà tặng và tổ chức công khai bán quà tặng theo quy định của pháp luật;
c) Nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu được sau khi trừ đi chi phí liên quan đến việc xử lý quà tặng trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bán quà tặng.
3. Đối với quà tặng là dịch vụ thăm quan, du lịch, y tế, giáo dục - đào tạo, thực tập, bồi dưỡng trong nước hoặc ngoài nước, dịch vụ khác thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thông báo đến cơ quan, tổ chức, đơn vị cung cấp dịch vụ về việc không sử dụng dịch vụ đó.
4. Đối với quà tặng là động vật, thực vật, thực phẩm tươi, sống và hiện vật khác khó bảo quản thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ tình hình cụ thể và quy định của pháp luật về xử lý tang vật trong các vụ việc vi phạm hành chính để quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định xử lý.
...
Theo đó, có thể xác định giáo viên là người có chức vụ quyền hạn và phụ huynh học sinh là người có liên quan đến công việc giảng dạy, các công việc khác thuộc phạm vi quản lý của giáo viên.
Phụ huynh học sinh vẫn có quyền tặng quà cho giáo viên. Tuy nhiên, giáo viên không được phép nhận quà tặng từ phụ huynh học sinh nếu quà tặng đó liên quan trực tiếp đến công việc mà giáo viên đang thực hiện hoặc nằm trong phạm vi quản lý của mình.
Khi cô giáo được phụ huynh học sinh tặng tiền nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 thì thầy cô giáo phải từ chối nhận, trong trường hợp không từ chối được thì làm thủ tục nộp vào ngân sách Nhà nước.
Việc tổ chức Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 hàng năm do ai chủ trì?
Căn cứ Điều 3 Quyết định 167-HĐBT năm 1982 quy định cụ thể như sau:
Điều 3.- Việc tổ chức ngày 20 tháng 11 hàng năm do Ủy ban nhân dân và hội đồng giáo dục các cấp chủ trì, có sự phối hợp với các ngành giáo dục và các đoàn thể nhân dân. Các cấp, các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thăm hỏi giáo viên, tổ chức các cuộc họp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích.
Việc tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương, gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.
Như vậy, việc tổ chức ngày 20 tháng 11 hàng năm do Ủy ban nhân dân và hội đồng giáo dục các cấp chủ trì, có sự phối hợp với các ngành giáo dục và các đoàn thể nhân dân. Các cấp, các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thăm hỏi giáo viên, tổ chức các cuộc họp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích.
Việc tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương, gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.