Loading

14:50 - 13/11/2024

Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với hợp đồng giao dịch (mẫu tp-cc-21)?

Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với hợp đồng giao dịch (mẫu tp-cc-21)? Lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch phải ghi rõ những nội dung gì?

Nội dung chính

    Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với hợp đồng giao dịch (mẫu tp-cc-21)?

    Tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BTP có quy định các lời chứng của công chứng viên đối với hợp đồng giao dịch

    Mẫu lời chứng của công chứng viên theo Thông tư 01/2021/TT-BTP bao gồm những mẫu nào?

    Tại Điều 24 Thông tư 01/2021/TT-BTP có quy định lời chứng của công chứng viên như sau:

    Lời chứng của công chứng viên

    1. Lời chứng của công chứng viên là bộ phận cấu thành của văn bản công chứng.

    2. Mẫu lời chứng ban hành kèm theo Thông tư này bao gồm:

    a) Lời chứng của công chứng viên áp dụng chung đối với hợp đồng (giao dịch); lời chứng đối với hợp đồng ủy quyền trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng để ký hợp đồng; lời chứng đối với di chúc và các văn bản có liên quan đến di chúc; lời chứng đối với văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản; lời chứng đối với văn bản từ chối nhận di sản;

    b) Lời chứng đối với bản dịch.

    3. Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 46, khoản 3 Điều 61 của Luật Công chứng, các mẫu lời chứng và ghi chú cách ghi lời chứng ban hành kèm theo Thông tư này, công chứng viên soạn thảo lời chứng phù hợp với từng hợp đồng, giao dịch cụ thể.

    Công chứng viên không được đưa vào lời chứng những nội dung nhằm trốn tránh, giảm bớt trách nhiệm của mình hoặc nội dung vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội.

    Như vậy, lời chứng của công chứng viên bao gồm những mẫu lời chứng sau:

    - Lời chứng của công chứng viên áp dụng chung đối với hợp đồng (giao dịch);

    - Lời chứng đối với hợp đồng ủy quyền trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng để ký hợp đồng;

    - Lời chứng đối với di chúc và các văn bản có liên quan đến di chúc;

    - Lời chứng đối với văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản;

    - Lời chứng đối với văn bản từ chối nhận di sản;

    - Lời chứng đối với bản dịch.

    Lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch phải ghi rõ những nội dung gì?

    Tại Điều 61 Luật Công chứng 2014 có quy định về công chứng bản dịch như sau:

    Công chứng bản dịch

    1. Việc dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để công chứng phải do người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. Cộng tác viên phải là người tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác mà thông thạo thứ tiếng nước ngoài đó. Cộng tác viên phải chịu trách nhiệm đối với tổ chức hành nghề công chứng về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện.

    2. Công chứng viên tiếp nhận bản chính giấy tờ, văn bản cần dịch, kiểm tra và giao cho người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình thực hiện. Người phiên dịch phải ký vào từng trang của bản dịch trước khi công chứng viên ghi lời chứng và ký vào từng trang của bản dịch.

    Từng trang của bản dịch phải được đóng dấu chữ “Bản dịch” vào chỗ trống phía trên bên phải; bản dịch phải được đính kèm với bản sao của bản chính và được đóng dấu giáp lai.

    3. Lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch phải ghi rõ thời điểm, địa điểm công chứng, họ tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng; họ tên người phiên dịch; chứng nhận chữ ký trong bản dịch đúng là chữ ký của người phiên dịch; chứng nhận nội dung bản dịch là chính xác, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội; có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

    4. Công chứng viên không được nhận và công chứng bản dịch trong các trường hợp sau đây:

    a) Công chứng viên biết hoặc phải biết bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc không hợp lệ; bản chính giả;

    b) Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt hoặc bị hư hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung;

    c) Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch thuộc bí mật nhà nước; giấy tờ, văn bản bị cấm phổ biến theo quy định của pháp luật.

    5. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết mẫu lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch.

    Như vậy, lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch phải ghi rõ những nội dung sau:

    - Thời điểm, địa điểm công chứng, họ tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng;

    - Họ tên người phiên dịch;

    - Chứng nhận chữ ký trong bản dịch đúng là chữ ký của người phiên dịch;

    - Chứng nhận nội dung bản dịch là chính xác, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

    - Có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

    saved-content
    unsaved-content
    421