Mẫu nhận xét báo cáo thực tập của sinh viên? Mục đích hoạt động thực tập sư phạm năm thứ 3 là gì?
Nội dung chính
Mẫu nhận xét báo cáo thực tập của sinh viên?
Lời nhận xét của đơn vị thực tập đóng vai trò quan trọng trong báo cáo thực tập tốt nghiệp của sinh viên, không chỉ đánh giá quá trình làm việc mà còn phản ánh sự tiến bộ và năng lực thực tế của sinh viên trong môi trường làm việc. Một lời nhận xét báo cáo thực tập hiệu quả cần đảm bảo đầy đủ các yếu tố. Dưới đây là mẫu nhận xét báo cáo thực tập của sinh viên mà các bạn có thể tham khảo.
Mẫu lời nhận xét của đơn vị thực tập số 1:
- Về ý thức chấp hành kỷ luật: Trong suốt thời gian thực tập tại doanh nghiệp, chúng tôi nhận thấy sinh viên ……….. có ý thức chấp hành kỷ luật cao, tuân thủ mọi quy định, chịu khó tiếp thu và có sự cầu tiến.
- Về trình độ chuyên môn: Sinh viên ……….. có tinh thần trách nhiệm cao, ham học hỏi, biết áp dụng kiến thức chuyên ngành được học tại trường để vận dụng vào thực tiễn. Trải qua …. tháng hợp tác, chúng tôi rất hài lòng về đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của em.
Những nội dung mà sinh viên trình bày trong bài báo cáo thực tập về đề tài ……….. là đúng đắn và phù hợp với tình hình phát triển hiện tại của doanh nghiệp.
Mẫu nhận xét báo cáo thực tập số 2:
Trong suốt khoảng thời gian thực tập, đơn vị chúng tôi có một số đánh giá dưới đây:
– Sinh viên .......…. là một người có tính kỷ luật, tuân thủ các quy định chung của phòng ban và doanh nghiệp.
– Trong quá trình làm việc, sinh viên đã biết vận dụng lý thuyết vào thực tế, nhanh chóng tiếp thu và hòa nhập với công việc.
– Doanh nghiệp nhận thấy tố chất phát triển của sinh viên .......…. trong lĩnh vực ….... Chúng tôi hy vọng những thế hệ sinh viên chuyên ngành .........… mà trường đào tạo trong tương lai sẽ là nguồn cung cấp nhân lực chất lượng cho các doanh nghiệp đã và đang có nhu cầu tuyển dụng.
Mẫu nhận xét báo cáo thực tập số 3:
Trong khoảng thời gian thực tập tại doanh nghiệp, với cương vị là .....…. tôi nhận thấy sinh viên ……….. là một người nhiệt tình, năng nổ, có trách nhiệm với công việc, tích cực học hỏi, nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc.
Mặt khác, chúng tôi nhìn thấy được khả năng sáng tạo, vận dụng lý thuyết vào trong thực tiễn công việc tại doanh nghiệp của sinh viên. Chúng tôi ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đó. Đơn vị .....…. rất hy vọng sẽ được đón nhận các thế hệ sinh viên chuyên ngành ......…. của trường.
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo.
Mẫu nhận xét báo cáo thực tập của sinh viên? Mục đích hoạt động thực tập sư phạm năm thứ 3 là gì? (Hình từ Internet)
Mục đích hoạt động thực tập sư phạm năm thứ 3 là gì?
Căn cứ Điều 15 Quy chế thực hành, thực tập sư phạm áp dụng cho các trường đại học, cao đẳng đào tạo giáo viên phổ thông, mầm non trình độ cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết định 36/2003/QĐ-BGDĐT quy định về mục đích hoạt động thực tập sư phạm năm thứ 3 như sau:
- Giúp sinh viên sư phạm nâng cao nhận thức về vai trò của giáo dục trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nắm vững những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của người giáo viên, trên cơ sở đó phấn đấu trở thành giáo viên giỏi.
- Tạo điều kiện cho sinh viên sư phạm chủ động, sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức đã học và rèn luyện các kỹ năng giáo dục và dạy học trong thực tế nhà trường, từ đó hình thành năng lực sư phạm.
- Kết quả thực tập sư phạm năm thứ 3 là một trong những điều kiện để sinh viên được công nhận tốt nghiệp.
- Giúp các cơ sở đào tạo giáo viên, các cấp quản lý giáo dục có cơ sở đánh giá chất lượng đào tạo giáo viên, từ đó đề xuất phương hướng nâng cao chất lượng đào tạo, sử dụng và bồi dưỡng giáo viên.
Thang điểm đánh giá hoạt động thực tập của sinh viên sư phạm ra sao?
Căn cứ Điều 5 Quy chế thực hành, thực tập sư phạm áp dụng cho các trường đại học, cao đẳng đào tạo giáo viên phổ thông, mầm non trình độ cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết định 36/2003/QĐ-BGDĐT quy định về hoạt động thực tập sư phạm của sinh viên sư phạm có thang điểm đánh giá theo thang điểm 10 và xếp loại như sau:
- Loại xuất sắc: từ 9 điểm đến 10 điểm.
- Loại giỏi: từ 8 điểm điểm đến 8.9 điểm.
- Loại khá: từ 7 điểm đến 7.9 điểm.
- Loại trung bình khá: từ 6 điểm đến 6.9 điểm.
- Loại trung bình: từ 5 điểm đến 5.9 điểm.
- Loại yếu: từ 4 điểm đến 4.9 điểm.
- Loại kém: dưới 4.