Năm 2025 CSGT được huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự trong trường hợp cấp bách như thế nào?
Nội dung chính
CSGT được huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự trong trường hợp cấp bách như thế nào?
Căn cứ theo Điều 68 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự trong trường hợp cấp bách như sau:
(1) Khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ, trong trường hợp cấp bách:
+ Để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội
+ Hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra
+ Hoặc có nguy cơ xảy ra, người chỉ huy trực tiếp của Cảnh sát giao thông tại hiện trường được huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự và người đang sử dụng, điều khiển phương tiện, thiết bị đó.
(2) Người chỉ huy trực tiếp của Cảnh sát giao thông tại hiện trường huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự có trách nhiệm hoàn trả ngay sau khi trường hợp cấp bách chấm dứt.
Trường hợp người, phương tiện, thiết bị dân sự được huy động làm nhiệm vụ bị thiệt hại thì được hưởng chế độ, chính sách, đền bù;
Đơn vị có người huy động có trách nhiệm giải quyết việc đền bù theo quy định của pháp luật.
(3) Cơ quan, tổ chức, cá nhân được huy động có trách nhiệm chấp hành quyết định, yêu cầu của Cảnh sát giao thông theo quy định tại (1).
Trong trường hợp cấp bách theo quy định tại (1), người chỉ huy trực tiếp của Cảnh sát giao thông tại hiện trường đề nghị tổ chức, cá nhân nước ngoài hỗ trợ, giúp đỡ để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Năm 2025 CSGT được huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự trong trường hợp cấp bách như thế nào? (Hình từ Internet)
CSGT được trang bị, sử dụng phương tiện, thiết bị, vũ khí, công cụ hỗ trợ khi tuần tra, kiểm soát thế nào?
Căn cứ theo Điều 70 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định như CSGT được trang bị, sử dụng phương tiện, thiết bị, vũ khí, công cụ hỗ trợ khi tuần tra, kiểm soát như sau:
(1) Lực lượng Cảnh sát giao thông được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; phương tiện giao thông đường bộ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ.
Lực lượng khác trong Công an nhân dân tham gia phối hợp với Cảnh sát giao thông thực hiện tuần tra, kiểm soát được trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ phù hợp với nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
(2) Các lực lượng quy định tại (1) được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; sử dụng phương tiện giao thông đường bộ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an;
Sử dụng thiết bị lưu trữ dữ liệu do tổ chức, cá nhân cung cấp để phân tích, đánh giá, dự báo tình hình trật tự, an toàn giao thông đường bộ, phát hiện vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và các vi phạm pháp luật khác theo quy định của pháp luật.
(3) Vũ khí, công cụ hỗ trợ trang bị được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ được quản lý theo quy định của Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
CSGT khi thực hiện tuần tra, kiểm soát có nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 65 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định nhiệm vụ của CSGT khi thực hiện tuần tra, kiểm soát bao gồm:
- Quan sát, nắm tình hình người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ; tình hình trật tự, an toàn giao thông đường bộ; an ninh, trật tự trên tuyến giao thông đường bộ;
- Thực hiện việc:
+ Kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
+ Phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và vi phạm pháp luật khác.
- Hướng dẫn, tuyên truyền, vận động người tham gia giao thông đường bộ chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
- Giúp đỡ, hỗ trợ người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi cần thiết;
- Chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ;
- Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật;
- Đấu tranh phòng, chống tội phạm hoạt động trên tuyến giao thông đường bộ, bảo đảm an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật; tham gia phòng, chống khủng bố, biểu tình gây rối, dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn; tham gia cứu nạn, cứu hộ;
- Phát hiện những bất cập về đường bộ, tổ chức giao thông đường bộ, nguyên nhân dẫn đến mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ, thông báo cho cơ quan chức năng hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền kiến nghị với cơ quan chức năng có biện pháp khắc phục;
- Phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ;
- Nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Công an nhân dân và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025; khoản 3 Điều 10 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.