Cảnh sát giao thông có quyền tạm giữ căn cước công dân của người vi phạm giao thông hay không?
Nội dung chính
Cảnh sát giao thông có quyền tạm giữ căn cước công dân của người vi phạm giao thông hay không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 48 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
....
Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại điểm a, điểm c khoản 1; khoản 2; khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa thực hiện giải quyết vụ việc vi phạm theo quy định mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông thì bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.
Đồng thời căn cứ tại khoản 6 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:
Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
....
6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.
Cảnh sát giao thông có quyền tạm giữ các giấy tờ liên quan đến phương tiện giao thông vi phạm, bao gồm giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, hoặc các giấy tờ khác. Nếu người vi phạm không xuất trình được một trong các giấy tờ này, cảnh sát giao thông có thể tạm giữ phương tiện.
Tuy nhiên, cảnh sát giao thông không có quyền tạm giữ căn cước công dân hay bất kỳ loại giấy tờ tùy thân nào của người vi phạm.
Cảnh sát giao thông có quyền tạm giữ căn cước công dân của người vi phạm giao thông hay không? (Hình từ Internet)
Cảnh sát giao thông có quyền tạm giữ phương tiện vi phạm giao thông trong bao lâu?
Căn cứ vào khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm b khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau:
Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
...
8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ; trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ.
Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 66 của Luật này nhưng không quá 01 tháng, kể từ ngày tạm giữ. Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 66 của Luật này thì thời hạn tạm giữ có thể được tiếp tục kéo dài nhưng không quá 02 tháng, kể từ ngày tạm giữ.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm; hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này. Trường hợp tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì thời hạn tạm giữ kết thúc khi quyết định xử phạt được thi hành xong.
Người có thẩm quyền tạm giữ phải ra quyết định tạm giữ, kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Theo quy định, cảnh sát giao thông có quyền tạm giữ phương tiện vi phạm giao thông tối đa 7 ngày kể từ ngày tạm giữ. Tuy nhiên, nếu vụ việc cần được chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền xử lý, thời gian tạm giữ có thể kéo dài không quá 10 ngày làm việc, tính từ ngày tạm giữ.
Trong một số trường hợp đặc biệt, thời gian tạm giữ có thể vượt quá hạn này theo quy định của pháp luật.
Ai chịu trách nhiệm thanh toán chi phí bảo quản phương tiện và các khoản chi phí phát sinh trong thời gian tạm giữ?
Căn cứ tại khoản 7 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy định về xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính như sau:
Xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
...
7. Người có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ chỉ phải trả chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện và các khoản chi phí khác trong thời gian tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo quy định tại khoản 8 Điều 125 của Luật này.
Không thu phí lưu kho, phí bến bãi và phí bảo quản trong thời gian tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ nếu chủ tang vật, phương tiện không có lỗi trong việc vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp tịch thu đối với tang vật, phương tiện.
Vì vậy, khi phương tiện bị tạm giữ do vi phạm hành chính, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm thanh toán chi phí bảo quản và các khoản phí liên quan trong suốt thời gian tạm giữ.
Tuy nhiên, nếu chủ phương tiện không có lỗi trong việc vi phạm hành chính hoặc không bị áp dụng biện pháp tịch thu, sẽ không phải thu phí bảo quản.