Ngày 26 tháng 12 là ngày gì? Ngày 26 tháng 12 có phải ngày lễ lớn của Việt Nam không?
Nội dung chính
Ngày 26 tháng 12 là ngày gì?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 326-TTg năm 1997 quy định như sau:
Điều 1. Lấy ngày 26 tháng 12 hàng năm làm Ngày Dân số Việt Nam.
Như vậy, ngày 26 tháng 12 là Ngày Dân số Việt Nam
Bên cạnh đó, ngày 26 tháng 12 còn là ngày Quốc tế tình yêu (Boxing Day)
Boxing Day diễn ra vào ngày 26/12 hằng năm, ngay sau lễ Giáng Sinh và được biết đến như một ngày tặng quà hay ngày Thánh Stephen. Ngày lễ này phổ biến ở các quốc gia phương Tây, đặc biệt trong khối Thịnh vượng chung như Anh, Canada và Úc.
Ngày Boxing Day có lịch sử lâu đời, bắt nguồn từ truyền thống của giới quý tộc và thượng lưu. Vào dịp này, họ chuẩn bị những món quà để tặng người nghèo, người vô gia cư hoặc nhân viên của mình.
Đây là cách họ thể hiện sự quan tâm và mong muốn mang lại niềm vui, sự ấm áp cho những người kém may mắn, giúp họ tận hưởng một mùa Giáng Sinh trọn vẹn hơn.
Ngoài ra, Boxing Day còn mang ý nghĩa lan tỏa tình yêu thương và gắn kết mọi người. Những hộp quà được trao đi không chỉ là vật chất, mà còn chứa đựng những thông điệp ý nghĩa, khích lệ tinh thần và thể hiện sự sẻ chia trong cuộc sống.
Ngày Quốc tế tình yêu nhắc nhở mỗi người về giá trị của việc trao đi yêu thương và cùng nhau tạo dựng niềm hạnh phúc.
Xem thêm: Ngày 27 12 là ngày gì?
Ngày 26 tháng 12 là ngày gì? Ngày 26 tháng 12 có phải ngày lễ lớn của Việt Nam không? (Hình từ Internet)
Ngày 26 tháng 12 có phải ngày lễ lớn của Việt Nam không?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 143/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, ngày 26 tháng 12 không phải ngày lễ lớn của Việt Nam
Quyền và nghĩa vụ của công dân về công tác dân số?
Căn cứ theo Điều 4 Pháp lệnh dân số 2003 quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân về công tác dân số như sau:
(1) Công dân có các quyền sau đây:
- Được cung cấp thông tin về dân số;
- Được cung cấp các dịch vụ dân số có chất lượng, thuận tiện, an toàn và được giữ bí mật theo quy định của pháp luật;
- Lựa chọn các biện pháp chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình và nâng cao chất lượng dân số;
- Lựa chọn nơi cư trú phù hợp với quy định của pháp luật.
(2) Công dân có các nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện kế hoạch hoá gia đình; xây dựng quy mô gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững;
- Thực hiện các biện pháp phù hợp để nâng cao thể chất, trí tuệ, tinh thần của bản thân và các thành viên trong gia đình;
- Tôn trọng lợi ích của Nhà nước, xã hội, cộng đồng trong việc điều chỉnh quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư, nâng cao chất lượng dân số;
- Thực hiện các quy định Pháp lệnh dân số 2003 và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến công tác dân số.
Trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan, tổ chức trong công tác dân số như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Pháp lệnh dân số 2003 quy định về trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan, tổ chức trong công tác dân số như sau:
- Nhà nước có chính sách, biện pháp để triển khai công tác dân số, thực hiện xã hội hoá công tác dân số, bảo đảm điều kiện thuận lợi cho công tác dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, hợp tác, giúp đỡ, hỗ trợ chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, nâng cao chất lượng dân số, ưu tiên đối với người nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
- Cơ quan quản lý nhà nước về dân số có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện công tác dân số; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận để triển khai công tác dân số; thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về dân số.
- Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
+ Lồng ghép các yếu tố dân số trong quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội;
+ Tuyên truyền, vận động thực hiện công tác dân số;
+ Cung cấp các loại dịch vụ dân số;
+ Tổ chức thực hiện pháp luật về dân số trong cơ quan, tổ chức mình.