10:23 - 18/12/2024

Ngày 29 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 29 tháng 1 năm 2025 thứ mấy? Tết Âm lịch 2025 vào ngày mấy?

Ngày 29 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 29 tháng 1 năm 2025 thứ mấy? Tết Âm lịch 2025 vào ngày mấy?

Nội dung chính

    Ngày 29 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 29 tháng 1 năm 2025 thứ mấy? Tết Âm lịch 2025 vào ngày mấy?

    Thông tin dưới đây giải đáp thắc mắc dưới đây:

    "Ngày 29 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 29 tháng 1 năm 2025 thứ mấy?Tết Âm lịch 2025 vào ngày mấy?"

    Dưới đây là lịch tháng 1 năm 2025:

    Theo lịch tháng 1 năm 2025 thì:

    - Ngày 29 tháng 1 năm 2025 là ngày 01/01/2025 âm lịch tức Mùng 1 Tết Nguyên Đán

    - Ngày 29 tháng 1 năm 2025 là Thứ 4.

    Tết Âm lịch 2025, hay còn gọi là Tết Nguyên Đán 2025, là dịp lễ quan trọng nhất trong năm, mang ý nghĩa đặc biệt trong văn hóa người Việt. Năm 2025 sẽ là năm Ất Tỵ.

    Lịch Tết Âm lịch 2025 cụ thể như sau:

    - Giao thừa Tết Âm lịch 2025 (29 Tết) rơi vào Thứ 3 ngày 28/1/2025

    - Mùng 1 Tết Âm lịch 2025 rơi vào Thứ 4 ngày 29/1/2025

    - Mùng 2 Tết Âm lịch 2025 rơi vào Thứ 5 ngày 30/1/2025

    - Mùng 3 Tết Âm lịch 2025 rơi vào Thứ 6 ngày 31/1/2025

    - Mùng 4 Tết Âm lịch 2025 rơi vào Thứ 7 ngày 01/2/2025

    - Mùng 5 Tết Âm lịch 2025 rơi vào Chủ nhật ngày 02/2/2025

    Thông tin trên cung cấp về: "Ngày 29 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 29 tháng 1 năm 2025 thứ mấy?Tết Âm lịch 2025 vào ngày mấy?"

    Ngày 29 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 29 tháng 1 năm 2025 thứ mấy? Tết Âm lịch 2025 vào ngày mấy?

    Ngày 29 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 29 tháng 1 năm 2025 thứ mấy? Tết Âm lịch 2025 vào ngày mấy? (Hình từ Internet)

    Tết Âm lịch 2025 những nơi nào được phép tổ chức bắn pháo hoa tầm cao, nơi nào bắn pháo hoa tầm thấp?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP có thể hiểu:

    Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m.

    Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m;

    Theo đó, tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP có quy định:

    Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ
    1. Tết Nguyên đán
    a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
    b) Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.
    ...

    Như vậy, các nơi sau được tổ chức bắn pháo hoa nổ tầm cao Tết Nguyên đán hay Tết Âm Lịch 2024:

    + Thành phố Hà Nội

    + Thành phố Hải Phòng

    + Thành phố Đà Nẵng

    + Thành phố Hồ Chí Minh

    + Thành phố Cần Thơ

    + Tỉnh Thừa Thiên Huế

    Các nơi tổ chức bắn pháo hoa nổ tầm thấp Tết Nguyên đán hay Tết Âm Lịch 2025 là các tỉnh thành trên toàn quốc.

    Thẩm quyền, thủ tục cho phép bắn pháo hoa nổ quy định ra sao?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 137/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 3 Nghị định 56/2023/NĐ-CP thì thẩm quyền, thủ tục cho phép bắn pháo hoa nổ như sau:

    (1) Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để quyết định và phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thực hiện theo quy định.

    (2) Trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ theo quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP và các trường hợp thay đổi tầm bắn, thời lượng bắn pháo hoa nổ do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định sau khi có văn bản trao đổi thống nhất với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

    (3) Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu tổ chức bắn pháo hoa nổ theo quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP hoặc muốn thay đổi tầm bắn, thời lượng bắn phải đề nghị bằng văn bản gửi Bộ Văn hoá, Thể Thao và Du lịch trước 30 ngày kể từ ngày dự kiến tổ chức bắn pháo hoa nổ, nội dung văn bản phải nêu rõ số lượng, tầm bắn, số điểm bắn, thời gian, thời lượng và địa điểm dự kiến bắn pháo hoa nổ.

    Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có văn bản trả lời để Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổng hợp, quyết định.

    Đốt pháo hoa trái phép ngày Tết Âm lịch 2025 bị phạt bao nhiêu tiền?

    Căn cứ tại điểm i khoản 3 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, điểm a khoản 7 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

    Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm
    ...
    3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
    ...
    i) Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép;
    ...
    7. Hình thức xử phạt bổ sung:
    a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm d và đ khoản 1; các điểm a, b, c, e và g khoản 2; các điểm a, c, d, đ, e, h, i và k khoản 3; các điểm a, b, c, d, đ, e, h và i khoản 4 và khoản 5 Điều này;

    Như vậy, căn cứ theo quy định trên, người đốt pháo hoa nổ trái phép có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

    Bên cạnh còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

    *Lưu ý: Mức xử phạt trên đối với cá nhân, đối với tổ chức vi phạm xử phạt bằng 2 lần mức xử phạt đối với cá nhân.

    saved-content
    unsaved-content
    439
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT