Loading

21:14 - 30/12/2024

Lịch bắn pháo hoa Tết Dương lịch 2025 tỉnh Tây Ninh? Phiên chợ lá Bà Đen diễn lúc mấy giờ?

Lịch bắn pháo hoa Tết Dương lịch 2025 tỉnh Tây Ninh? Phiên chợ lá Bà Đen diễn ra lúc mấy giờ? Người lao động được nghỉ Tết Dương lịch 2025 mấy ngày?

Nội dung chính

    Lịch bắn pháo hoa Tết Dương lịch 2025 tỉnh Tây Ninh?

    Không chỉ là điểm đến hành hương dịp cuối năm, Núi Bà Đen còn là nơi đặc biệt để người dân và du khách hòa mình vào thời khắc giao thoa giữa năm cũ và năm mới với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật độc đáo.

    Tết Dương lịch 2025 Tây Ninh được chào đón với nhiều sự kiện nổi bật không thể bỏ lỡ là chương trình nghệ thuật "Chào 2025" hoành tráng, kết hợp màn pháo hoa mãn nhãn.

    Chương trình quy tụ các tiết mục nghệ thuật đậm chất xuân cùng sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng. Đặc biệt, Á hậu Siêu toàn cầu quốc tế 2024, người Ấn Độ - Sangeeta Rani, sẽ tham gia trình diễn thời trang áo dài độc đáo từ nhà thiết kế Tân Lê, tạo điểm nhấn cho sự kiện.

    Chương trình bắn pháo hoa nghệ thuật và biểu diễn nghệ thuật sẽ diễn ra lúc 19h30 ngày 31/12/2024 tại quảng trường ga cáp treo Núi Bà Đen, hứa hẹn mang đến một đêm đầy cảm xúc và sắc màu.

    Lịch bắn pháo hoa Tết Dương lịch 2025 tỉnh Tây Ninh? Phiên chợ lá Bà Đen diễn lúc mấy giờ?

    Lịch bắn pháo hoa Tết Dương lịch 2025 tỉnh Tây Ninh? Phiên chợ lá Bà Đen diễn lúc mấy giờ? (Hình từ Internet)

    Phiên chợ lá Bà Đen diễn ra lúc mấy giờ?

    Là điểm đến văn hóa tâm linh hàng đầu Nam Bộ, Núi Bà Đen thu hút hàng ngàn người dân và du khách vào những ngày cuối năm. Trên đỉnh núi, lễ dâng đăng – nghi thức thiêng liêng tiễn năm cũ và chào đón năm mới an lành – diễn ra vào các tối thứ Bảy, mang lại trải nghiệm khó quên.

    Bên cạnh đó, show nhạc nước đậm chất thiền bên tôn tượng Bồ Tát Di Lặc là một hoạt động không thể bỏ qua khi đến đây vào buổi tối.

    Từ 16h đến 18h30 ngày 31/12/2024, phiên chợ lá Bà Đen, một hoạt động đầy ý nghĩa sẽ diễn ra trên đỉnh núi cao nhất Nam Bộ. Tại đây, du khách có thể dùng lá để "mua" các món ăn dân gian hấp dẫn như bánh ít, bánh cuốn, bánh tráng, chè, xôi và nhiều món đặc sản khác, mang đậm hương vị Tết Việt.

    Không chỉ vậy, triển lãm nghệ thuật độc đáo với 1.200 ngọn đèn từ tranh Đông Hồ, tranh vẽ tay và tranh in dân gian sẽ tạo nên một không gian đầy chất thơ và sáng tạo, biến Núi Bà Đen thành điểm giao thoa giữa tâm linh và nghệ thuật.

    Núi Bà Đen không chỉ là nơi khởi nguồn của những điều may mắn trong năm mới mà còn là điểm hẹn văn hóa, nơi hội tụ các hoạt động đặc sắc, mang lại trải nghiệm khó quên cho du khách và người dân.

    Người lao động được nghỉ Tết Dương lịch 2025 mấy ngày?

    Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

    Nghỉ lễ, tết
    1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
    a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
    b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
    c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
    d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
    đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
    e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
    2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
    3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

    Tết Dương lịch 2025 sẽ rơi vào thứ Tư, ngày 1 tháng 1 năm 2025. Theo quy định, người lao động sẽ được nghỉ 1 ngày vào ngày này. 

    Trong trường hợp Tết Dương lịch 2025 trùng vào ngày nghỉ hằng tuần của người lao động, theo khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019, người lao động sẽ được nghỉ bù 1 ngày vào ngày làm việc kế tiếp.

    Các hành vi nghiêm cấm trong quản lý sử dụng pháo hoa

    Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về các hành vi nghiêm cấm trong quản lý sử dụng pháo hoa như sau:

    (1) Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP

    (2) Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo.

    (3) Mang pháo, thuốc pháo trái phép vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.

    (4) Lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng pháo để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

    (5) Trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy pháo không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường.

    (6) Chiếm đoạt, mua, bán, trao đổi, tặng, cho, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa các loại giấy phép về pháo.

    (7) Giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định.

    (8) Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện cách thức chế tạo, sản xuất, sử dụng trái phép pháo dưới mọi hình thức.

    (9) Cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý, bảo quản pháo, thuốc pháo; không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về pháo, thuốc pháo.

    saved-content
    unsaved-content
    1184