Loading

09:38 - 02/12/2024

Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?

Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy? Ngày 6 tháng 12 có phải là một trong những nghi lễ của đất nước không?

Nội dung chính

    Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?

    Căn cứ theo Điều 4 Pháp lệnh Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2005 có quy định như sau:

    Ngày truyền thống của Cựu chiến binh
    Ngày 6 tháng 12 là ngày truyền thống của Cựu chiến binh.

    Theo đó, ngày 6 tháng 12 là là Ngày truyền thống của Cựu chiến binh Việt Nam.

    Ngày này được chọn để kỷ niệm sự kiện Hội Cựu chiến binh Việt Nam chính thức được thành lập vào ngày 6/12/1989, theo Quyết định của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 150/2006NĐ-CP, Ngày truyền thống Cựu chiến binh được lập ra nhằm để:

    - Tôn vinh, biểu dương sự cống hiến to lớn của Cựu chiến binh trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta;

    - Động viên các thế hệ Cựu chiến binh giữ vững và phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tích cực tham gia cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; gương mẫu trong cuộc sống, là tấm gương sáng trong giáo dục cho thế hệ trẻ.

    Ngày truyền thống là dịp để tôn vinh những đóng góp của các cựu chiến binh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời là cơ hội để thắt chặt tinh thần đoàn kết giữa các thế hệ.

    Trong năm nay, Ngày 6 tháng 12 - Ngày truyền thống Cựu chiến binh rơi vào Thứ 6.

    Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy? (Hình từ Internet)

    Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy? (Hình từ Internet)

    Ngày 6 tháng 12 có phải là một trong những nghi lễ của đất nước không?

    Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:

    Nghỉ lễ, tết
    1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
    a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
    b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
    c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
    d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
    đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
    e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
    2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
    3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

    Bên cạnh đó, tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP có quy định như sau:

    Các ngày lễ lớn
    Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
    1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
    2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
    3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
    4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
    5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
    6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
    7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

    Theo quy định trên thì ngày 6 tháng 12 không phải là một trong những ngày nghỉ lễ của đất nước. Bên cạnh đó, ngày này cũng không thuộc các ngày lễ lớn của Việt Nam.

    Cựu chiến binh Việt Nam có những quyền lợi gì theo quy định pháp luật hiện nay?

    Căn cứ Điều 5 Nghị định 150/2006NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 2 ĐIều 1 Nghị định 157/2016/NĐ-CP) thì cựu chiến binh Việt Nam có những quyền lợi sau:

    (1) Cựu chiến binh thuộc đối tượng người có công với cách mạng được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật về ưu đãi đối với người có công với cách mạng.

    (2) Cựu chiến binh được ưu tiên tạo việc làm, giao đất, giao rừng, giao mặt nước để sản xuất, kinh doanh và tham gia các dự án phát triển kinh tế - xã hội:

    - Trình tự, thủ tục, thẩm quyền giao đất, giao rừng, giao mặt nước thực hiện theo quy hoạch của Trung ương, địa phương và quy định của pháp luật về đất đai;

    - Khi được giao đất, giao rừng, giao mặt nước Cựu chiến binh có trách nhiệm quản lý, khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật;

    (3) Nhà nước khuyến khích Cựu chiến binh thành lập các hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp để nhận đất, rừng, mặt nước, tham gia các dự án phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật.

    (4) Cựu chiến binh trong độ tuổi lao động được ưu tiên: học nghề, tạo việc làm, tuyển dụng vào làm việc ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị phù hợp với sức khoẻ và chuyên môn đào tạo, xuất khẩu lao động.

    (5) Cựu chiến binh thuộc diện nghèo theo chuẩn do Chính phủ quy định được:

    - Ưu tiên cấp thẻ bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế;

    - Ưu tiên vay các nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng chính sách - xã hội để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm xoá đói, giảm nghèo; chính quyền địa phương, Ngân hàng chính sách - xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để Cựu chiến binh được vay vốn ưu đãi theo quy định của pháp luật.

    (6) Cựu chiến binh tham gia kháng chiến từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước hoặc tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, khi từ trần được hưởng chế độ mai táng phí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành.

    (7) Cựu chiến binh cô đơn, không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập khi hết tuổi lao động được Hội Cựu chiến binh cơ sở đề nghị, chính quyền địa phương xác nhận thì được ưu tiên tiếp nhận vào nuôi dưỡng, chăm sóc tại các trung tâm nuôi dưỡng của xã hội; cựu chiến binh được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.

    (8) Cựu chiến binh khi chết được chính quyền, cơ quan, đơn vị, đoàn thể địa phương phối hợp với Hội Cựu chiến binh và gia đình tổ chức tang lễ. Nghi thức tổ chức và phân cấp tổ chức tang lễ, mai táng phí, các chế độ, chính sách khác thực hiện theo quy định hiện hành do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện.

    (9) Cựu chiến binh trong các cơ quan làm công tác Hội Cựu chiến binh được cử đi đào tạo, bồi dưỡng theo quy định hiện hành, được tham gia thi tuyển vào các trường đào tạo của trung ương, địa phương để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Hội. Kinh phí đào tạo do ngân sách nhà nước bảo đảm theo chế độ đào tạo cán bộ, công chức hiện hành.

    (10) Cựu chiến binh được hưởng các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật.

    saved-content
    unsaved-content
    208
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ