Loading

08:53 - 05/11/2024

Ngày Pháp luật Việt Nam 2024 là ngày mấy? Nội dung hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam 2024?

Nguồn gốc của ngày Pháp luật Việt Nam? Ý nghĩa của ngày Pháp luật Việt Nam 09/11? Nội dung hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam 2024 là gì?

Nội dung chính

    Ngày Pháp luật Việt Nam 2024 là ngày mấy?

    Theo Điều 8 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012, Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày 09 tháng 11 hằng năm.

    Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.

    Ngày Pháp luật Việt Nam (hình ảnh internet)

    Nguồn gốc của ngày Pháp luật Việt Nam 09/11?

    Ngày 9/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, đánh dấu một mốc quan trọng, khẳng định nền tảng pháp lý cho sự độc lập, tự do và quyền tự quyết của dân tộc.

    Để ghi nhớ ý nghĩa lịch sử của sự kiện này và nâng cao ý thức pháp luật trong cộng đồng, năm 2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật.

    Trong đó, Điều 8 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 quy định chọn ngày 9/11 hàng năm là "Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" (gọi tắt là Ngày Pháp luật Việt Nam).

    Ngày Pháp luật Việt Nam nhằm khuyến khích mọi công dân học tập, tìm hiểu pháp luật, từ đó xây dựng ý thức tôn trọng và tuân thủ pháp luật, góp phần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

    Ý nghĩa của ngày Pháp luật Việt Nam 09/11?

    (1) Tôn vinh Hiến pháp và pháp luật

    Ngày Pháp luật Việt Nam được tổ chức nhằm đề cao giá trị của Hiến pháp và pháp luật trong nhà nước pháp quyền, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.

    (2) Nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật

    Mục đích của Ngày Pháp luật là khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tìm hiểu và thực hiện các quy định pháp lý, từ đó xây dựng ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật trong xã hội.

    (3) Đề cao giá trị con người và xây dựng nhân cách:

    Ngày Pháp luật còn hướng đến việc nâng cao ý thức trách nhiệm công dân, xây dựng nhân cách, lòng yêu nước và sự tôn trọng kỷ luật, tự do trong khuôn khổ pháp luật.

    (4) Tạo dựng nền tảng cho Nhà nước pháp quyền

    Ngày Pháp luật khuyến khích hành vi, thái độ xử sự đúng đắn theo pháp luật, đồng thời đẩy mạnh giáo dục pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

    (5) Khuyến khích hành động vì sự nghiệp phát triển đất nước

    Thông qua Ngày pháp luật để vận động, khuyến khích, kêu gọi toàn thể nhân dân chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

    Nội dung hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam 2024 là gì?

    Căn cứ theo Mục 5 Công văn 4421/BVHTTDL-PC năm 2024 quy định nội dung hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam năm 2024 như sau:

    Căn cứ điều kiện thực tế và nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương, các hoạt động hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam năm 2024 cần tập trung vào một số nội dung sau:

    - Đẩy mạnh phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó tập trung phổ biến:

    + Chính sách, pháp luật, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp;

    + Các luật, pháp lệnh, văn bản mới được thông qua năm 2023 và năm 2024;

    + Các quy định có liên quan trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp;

    + Pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí;

    + Quốc phòng và an ninh;

    + Công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế;

    + Phòng, chống tội phạm;

    + Dân chủ ở cơ sở; dịch bệnh, thiên tai;

    + Phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực học đường;

    + Bản quyền tác giả;

    + Điện ảnh… kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thi hành công vụ;

    + Dơn giản hóa thủ tục hành chính, phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia; các vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dự luận xã hội.

    - Tăng cường công tác truyền thông dự thảo chính sách thuộc phạm vi của Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027”, trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, chương trình công tác năm 2024 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhất là các dự án Luật có vai trò quan trọng trong việc tạo lập môi trường thuận lợi cho hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch, đầu tư, kinh doanh, bảo đảm quyền lợi của người dân, doanh nghiệp như: dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo... góp phần củng cố niềm tin, tạo đồng thuận trong toàn xã hội.

    - Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc mục đích, ý nghĩa của Ngày Pháp luật Việt Nam, xuyên tạc nội dung các Luật đang có hiệu lực thi hành và trong quá trình Quốc hội thảo luận cho ý kiến đối với các dự án Luật, nhất là những dự án Luật có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống Nhân dân.

    - Thông tin, phản ánh, tôn vinh gương người tốt việc tốt, điển hình trong xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật

     

    saved-content
    unsaved-content
    119