Loading

10:58 - 05/11/2024

Lời dẫn chương trình tuyên truyền Ngày pháp luật Việt Nam 9/11

Lời dẫn chương trình tuyên truyền Ngày pháp luật Việt Nam 9/11 mới nhất hiện nay? Ngày pháp luật Việt Nam 9/11 có phải là ngày lễ lớn không?

Nội dung chính

    Lời dẫn chương trình tuyên truyền Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11?

    Theo quy định tại Điều 8 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 thì Ngày 9/11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Ngày Pháp luật Việt Nam).

    Sau đây là một số mẫu lời dẫn chương trình tuyên truyền Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11:

    (1) Mẫu lời dẫn chương trình tuyên truyền Ngày pháp luật Việt Nam 9/11 dành cho học sinh:

    MC 1:

    Kính thưa quý thầy cô giáo và các bạn học sinh thân mến!

    Chúng ta rất vui mừng được có mặt tại đây, cùng nhau tham dự buổi sinh hoạt ý nghĩa nhân Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11. Ngày Pháp luật là dịp để mỗi chúng ta hiểu rõ hơn về vai trò và ý nghĩa của pháp luật trong đời sống, cũng như tầm quan trọng của việc tuân thủ và thực hiện pháp luật.

    MC 2:

    Đúng vậy! Pháp luật không chỉ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi người dân mà còn là nền tảng cho sự phát triển bền vững của đất nước. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thêm những kiến thức bổ ích, qua đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, đặc biệt là trong môi trường học đường.

    ...

    Xem thêm

    (2) Mẫu phát biểu Ngày pháp luật Việt Nam 9/11 dành cho lãnh đạo xã:

    Kính thưa quý vị đại biểu, các vị khách quý, cùng toàn thể cán bộ, nhân viên, và các bạn học sinh có mặt trong buổi lễ ngày hôm nay!

    Chào mừng quý vị đến với chương trình kỷ niệm Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11 – một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt trong việc nâng cao nhận thức và ý thức thượng tôn pháp luật trong toàn xã hội.

    Ngày Pháp luật Việt Nam là dịp để chúng ta cùng nhìn lại vai trò quan trọng của pháp luật, từ đó xây dựng một cộng đồng đoàn kết, công bằng, và văn minh. Hôm nay, với sự hiện diện của quý lãnh đạo và các vị khách quý, chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi và khẳng định tầm quan trọng của việc tuân thủ và áp dụng pháp luật trong mọi lĩnh vực của đời sống.

    Để bắt đầu chương trình, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu và kính mời... (tên vị đại biểu/khách quý) lên phát biểu khai mạc và chia sẻ về ý nghĩa của Ngày Pháp luật Việt Nam.

    ...

    Xem thêm

    (3) Mẫu phát biểu Ngày pháp luật Việt Nam 9/11 cho Hiệu trưởng

    Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến!

    Hôm nay, chúng ta cùng có mặt tại đây để tham dự buổi lễ kỷ niệm Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11 – một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt nhằm nâng cao ý thức và sự hiểu biết về pháp luật trong cộng đồng, đặc biệt là trong môi trường học đường của chúng ta.

    Ngày Pháp luật Việt Nam được tổ chức hằng năm không chỉ để nhắc nhở mỗi người dân về tầm quan trọng của việc tuân thủ pháp luật, mà còn để khuyến khích tinh thần tự giác học tập và thực hiện pháp luật. Đối với học sinh, ý thức về pháp luật giúp các em trưởng thành hơn, sống và học tập có trách nhiệm, góp phần xây dựng một xã hội văn minh và trật tự.

    ...

    Xem thêm

    Lưu ý: Mẫu phát biểu trên chỉ mang tính chất tham khảo, người đọc có thể tùy chỉnh lại nội dung để phù hợp với thực tế.

    Lời dẫn chương trình tuyên truyền Ngày pháp luật Việt Nam 9/11

    Ngày pháp luật Việt Nam 9/11 có phải là ngày lễ lớn không?

    Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP

    Các ngày lễ lớn
    Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
    1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
    2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
    3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
    4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
    5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
    6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
    7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

    Như vậy, Ngày pháp luật Việt Nam 9/11 không phải là ngày lễ lớn của nước ta.

    Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương trong ngày 9/11 không?

    Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc người lao động được nghỉ làm nguyên lương như sau:

    Nghỉ lễ, tết
    Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

    a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

    b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
    c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
    d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
    đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
    e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

    Bên cạnh đó, tại quy định Điều 113 Bộ luật Lao Động 2019 có quy định về nghỉ hằng năm như sau:

    Nghỉ hằng năm

    Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

    a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
    b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
    c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
    ...

    Và tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao Động 2019 có quy định như sau:

    Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

    Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

    a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
    b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
    c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
    ...

    Từ những quy định vừa nêu trên thì Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11 không thuộc các ngày nghỉ lễ mà người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương.

    Theo đó, người lao động vẫn phải đi làm bình thường vào Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11 nếu ngày này rơi vào ngày làm việc bình thường của người lao động.

    Trường hợp người lao động có nhu cầu nghỉ làm hưởng nguyên lương vào Ngày Pháp luật Việt Nam thì có thể sử dụng ngày phép năm hoặc xin nghỉ việc riêng theo quy định của Bộ luật Lao Động 2019.

    saved-content
    unsaved-content
    327