Loading

10:40 - 28/09/2024

Nhật ký phương tiện thủy nội địa được quy định như thế nào?

Nhật ký phương tiện thủy nội địa được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này?

Nội dung chính

    Nhật ký phương tiện thủy nội địa được quy định như thế nào?

    Nhật ký phương tiện thủy nội địa được quy định tại Điều 6 Thông tư 47/2015/TT-BGTVT quy định phạm vi trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành và điều này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Thông tư 04/2017/TT-BGTVT như sau:

    Nhật ký phương tiện trước khi sử dụng, phải được Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đóng dấu treo tại trang bìa. Nhật ký phương tiện bao gồm: nhật ký hành trình và nhật ký máy.

    1. Nhật ký hành trình

    a) Nhật ký hành trình luôn được lưu giữ tại buồng điều khiển.

    b) Thuyền trưởng, thuyền phó có trách nhiệm ghi chép nhật ký hành trình hàng ngày.

    c) Nhật ký hành trình ghi chép, cập nhật, phản ánh liên tục những số liệu, dữ liệu, hành trình trong quá trình khai thác và việc bảo dưỡng phương tiện; khi thay ca, việc bàn giao giữa hai ca phải được ghi trong sổ nhật ký hành trình.

    d) Thuyền trưởng có trách nhiệm theo dõi việc ghi chép và quản lý nhật ký trong thời gian sử dụng. Nhật ký phải được lưu trữ ít nhất 02 năm sau khi sử dụng xong, sau đó phải được giao nộp cho chủ phương tiện lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

    đ) Nhật ký hành trình khi bị mất, hư hỏng phải được báo ngay cho Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đại diện các Cảng vụ Hàng hải, Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực, Cảng vụ Đường thủy nội địa thuộc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi gần nhất.

    2. Nhật ký máy

    a) Nhật ký máy luôn được lưu giữ tại buồng máy.

    b) Máy trưởng, máy phó có trách nhiệm ghi chép nhật ký máy hàng ngày.

    c) Nhật ký máy ghi chép, cập nhật, phản ánh liên tục tất cả những số liệu, dữ liệu trong quá trình khai thác cũng như việc bảo dưỡng máy phương tiện; khi thay ca, việc bàn giao giữa hai ca phải được ghi trong sổ nhật ký máy.

    d) Máy trưởng có trách nhiệm theo dõi việc ghi chép và quản lý nhật ký trong thời gian sử dụng. Nhật ký phải được lưu trữ ít nhất 02 năm sau khi sử dụng xong, sau đó phải được giao nộp cho chủ phương tiện lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

    đ) Nhật ký máy khi bị mất, hư hỏng phải được báo ngay cho Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam, Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đại diện các Cảng vụ Hàng hải, Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực, Cảng vụ Đường thủy nội địa thuộc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi gần nhất

    Như vậy, nhật ký phương tiện bao gồm: nhật ký hành trình và nhật ký máy. Nhật ký hành trình phải được thuyền trưởng, máy trưởng ghi chép và lưu trữ ít nhất trong 2 năm, sau đó giao cho chủ phương tiện lưu trữ. Khi mất nhật ký phải báo cho Cục Đường thủy nội địa VN, Sở GTVT, Cảng vụ Hàng hải, Đường thủy khu vực nơi gần nhất.

    Trên đây là nội dung tư vấn về nhật ký phương tiện thủy nội địa. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 47/2015/TT-BGTVT.

    saved-content
    unsaved-content
    352