Loading

08:07 - 11/11/2024

Trách nhiệm của máy trưởng phương tiện thủy nội địa được quy định như thế nào?

Trách nhiệm của máy trưởng phương tiện thủy nội địa được quy định như thế nào? Để hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp của mình, em có thắc mắc muốn nhờ tư vấn giúp em, cụ thể là trách nhiệm của máy trưởng phương tiện thủy nội địa được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này?

Nội dung chính

    Trách nhiệm của máy trưởng phương tiện thủy nội địa được quy định như thế nào?

    Trách nhiệm của máy trưởng phương tiện thủy nội địa được quy định tại Điều 11 Thông tư 47/2015/TT-BGTVT quy định phạm vi trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:

    Máy trưởng là người giúp việc thuyền trưởng, trực tiếp phụ trách bộ phận máy và có trách nhiệm và quyền hạn sau đây:

    - Quản lý, nắm vững tình trạng kỹ thuật hệ thống động lực; tổ chức phân công, giám sát thuyền viên bộ phận máy trong quá trình vận hành.

    - Thực hiện đầy đủ quy định về vận hành máy móc, thiết bị; tổ chức bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa những hạng mục công việc được phép làm của máy móc, thiết bị để bảo đảm hệ thống máy hoạt động có hiệu quả.

    - Kê khai những hạng mục yêu cầu sửa chữa để thuyền trưởng báo cáo chủ phương tiện.

    - Khi phương tiện lên đà, phải tiến hành kiểm tra hệ thống chân vịt, các tấm lưới lọc rác và hộp van thông sông, bổ sung hạng mục yêu cầu sửa chữa hoặc thay thế; kiểm tra và đánh giá chính xác tình trạng kỹ thuật các hạng mục sửa chữa vào biên bản nghiệm thu; có quyền không chấp nhận các hạng mục sửa chữa không đúng yêu cầu kỹ thuật.

    - Thường xuyên kiểm tra việc nhận, tiêu thụ, sử dụng nhiên liệu, vật liệu, phụ tùng thay thế và báo cáo thuyền trưởng. Trực tiếp quản lý hệ thống nhiên liệu và sử dụng mọi biện pháp xử lý khi phát hiện có hơi nhiên liệu tập trung trong buồng máy.

    - Trực tiếp phụ trách một ca máy. Ngoài giờ đi ca, khi cần thiết phải có mặt ở buồng máy để kịp thời giải quyết công việc theo yêu cầu của thuyền trưởng hoặc đề nghị của máy phó.

    - Trường hợp xét thấy nếu thi hành lệnh của người chỉ huy trực tiếp trên buồng lái sẽ gây ra hư hỏng bộ phận máy thì phải báo cáo cho người phụ trách ca làm việc hoặc thuyền trưởng biết, nếu lệnh đó vẫn giữ nguyên thì phải chấp hành và ghi vào nhật ký máy có xác nhận của người ra lệnh.

    - Được quyền cho đình chỉ hoạt động một bộ phận máy hoặc một hệ thống máy nếu xét thấy không an toàn; trường hợp xét thấy nếu máy tiếp tục hoạt động sẽ gây ra hư hỏng nghiêm trọng hoặc xảy ra tai nạn thì phải lập tức cho ngừng máy, đồng thời báo ngay cho người phụ trách ca làm việc và thuyền trưởng.

    - Quản lý các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật thuộc bộ phận máy và tổ chức ghi chép sổ nhật ký máy.

    - Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho thuyền viên bộ phận máy và những người tập sự thuyền viên bộ phận máy.

    - Thực hiện nhiệm vụ của máy phó nếu không có cơ cấu chức danh máy phó trên phương tiện.

    - Khi chuyển giao nhiệm vụ máy trưởng, hai bên giao nhận phải bàn giao về hiện trạng, trạng thái kỹ thuật, thiết bị, tài sản, sổ sách, giấy tờ có liên quan đến phương tiện. Biên bản bàn giao phải được thuyền trưởng xác nhận, mỗi bên giữ một bản, gửi chủ phương tiện một bản.

    Theo đó, máy trưởng của phương tiện thủy nội địa là người giúp việc thuyền trưởng, trực tiếp phụ trách bộ phận máy trên phương tiện tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thuỷ nội địa.

    Trên đây là nội dung tư vấn về trách nhiệm của máy trưởng phương tiện thủy nội địa. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 47/2015/TT-BGTVT.

    saved-content
    unsaved-content
    240