Loading

09:04 - 30/09/2024

Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã được quy định như thế nào?

Nghị quyết 37-NQ/TW năm 2018 quy định nhiệm vụ và giải pháp gì liên quan đến việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã? Ai là người có trách nhiệm chính trong việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã?

Nội dung chính

    Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã được quy định như thế nào?

    Tại Tiểu mục 4 Mục II Nghị quyết 37-NQ/TW năm 2018 về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, có quy định nhiệm vụ, giải pháp như sau:

    - Rà soát, bổ sung, hoàn thiện hoặc ban hành mới các văn bản pháp luật, quy phạm pháp luật liên quan đến việc sắp xếp đơn vị hành chính bảo đảm đồng bộ, đơn giản hoá thủ tục hành chính, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và nguyện vọng chính đáng, hợp lý của đa số nhân dân. Trước mắt áp dụng cho các đơn vị thực hiện trong giai đoạn 2019 - 2021; sau tổng kết, tiếp tục hoàn thiện phục vụ cho giai đoạn tiếp theo.

    - Rà soát, bổ sung, hoàn thiện hoặc ban hành mới các văn bản quy định pháp luật về sắp xếp tổ chức bộ máy; bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và các chế độ, chính sách cho những đối tượng bị tác động khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Tạm dừng việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý đối với những địa phương trong kế hoạch thực hiện đề án sắp xếp lại.

    - Xây dựng và phê duyệt Quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính của quốc gia và từng địa phương phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm đến năm 2030 các đơn vị hành chính trong cả nước cơ bản đáp ứng yêu cầu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

    - Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền, vận động tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân về mục tiêu, yêu cầu, ý nghĩa của việc thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

    - Cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu đề cao trách nhiệm, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong tổ chức triển khai thực hiện. Kết quả thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã phù hợp theo quy định là một trong các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tập thể cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu.

    - Xây dựng khung danh mục vị trí việc làm để các địa phương tiến hành xây dựng vị trí việc làm. Trên cơ sở đó, xây dựng lộ trình thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo các nghị quyết, kết luận của Đảng, quy định của Nhà nước và phù hợp với thực tế. Thực hiện dân chủ, khách quan, minh bạch trong việc rà soát, đánh giá, xếp loại, bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại các tổ chức trong bộ máy hệ thống chính trị, bảo đảm lựa chọn được những người có phẩm chất, năng lực để đảm nhận những vị trí công việc tại những đơn vị hành chính mới. Quan tâm giải quyết kịp thời các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bị tác động do sắp xếp. Chậm nhất sau 5 năm kể từ khi cấp có thẩm quyền quyết định sáp nhập, hợp nhất thì biên chế và số lượng cấp phó của các đơn vị hành chính mới bảo đảm đúng theo quy định.

    - Các ban, bộ, ngành có liên quan kịp thời hướng dẫn chính quyền địa phương các cấp triển khai và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong việc thực hiện thủ tục chuyển đổi các loại giấy tờ liên quan nhân thân hoặc liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh khi thực hiện việc chuyển đổi do thay đổi địa giới đơn vị hành chính.

    - Chính phủ bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ cho các địa phương trong việc xây dựng đề án và thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra bảo đảm việc sử dụng kinh phí đạt hiệu quả cao nhất.

     

    saved-content
    unsaved-content
    16