Loading

10:14 - 09/12/2024

Phát triển hoạt động du lịch phải dựa trên các nguyên tắc nào?

Phát triển hoạt động du lịch phải dựa trên các nguyên tắc nào? Trách nhiệm của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hoạt động du lịch được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Phát triển hoạt động du lịch phải dựa trên các nguyên tắc nào?

    Căn cứ Điều 4 Luật Du lịch 2017 quy định về nguyên tắc phát triển hoạt động du lịch như sau:

    - Phát triển du lịch bền vững, theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm.

    - Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, tài nguyên thiên nhiên, khai thác lợi thế của từng địa phương và tăng cường liên kết vùng.

    - Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

    - Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch.

    - Phát triển đồng thời du lịch nội địa và du lịch quốc tế; tôn trọng và đối xử bình đẳng đối với khách du lịch.

    Phát triển hoạt động du lịch phải dựa trên các nguyên tắc nào?

    Phát triển hoạt động du lịch phải dựa trên các nguyên tắc nào? (Hình từ internet)

    Trách nhiệm của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hoạt động du lịch được quy định như thế nào?

    Căn cứ khoản 2 Điều 7 Luật Du lịch 2017 quy định về trách nhiệm của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hoạt động du lịch như sau:

    - Tuân thủ pháp luật và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên

    - Tham gia xây dựng, phổ biến, giáo dục, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật, chính sách về du lịch

    - Tham gia xúc tiến du lịch, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về du lịch; đánh giá, tư vấn, thẩm định tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, chất lượng dịch vụ cho doanh nghiệp và lao động trong ngành du lịch; xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh cho các hội viên; huy động các nguồn lực xã hội để triển khai hoạt động du lịch theo quy định của pháp luật

    - Tổ chức triển khai việc thực hiện quy tắc đạo đức nghề nghiệp, vận động hội viên kinh doanh du lịch bảo đảm chất lượng dịch vụ

    - Phát hiện và kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về du lịch, bảo vệ môi trường.

    Bảo vệ môi trường du lịch được quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 8 Luật Du lịch 2017 quy định về bảo vệ môi trường du lịch như sau:

    - Môi trường du lịch phải được bảo vệ, tôn tạo và phát triển theo hướng xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn, lành mạnh và văn minh.

    - Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ban hành quy định nhằm bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch.

    - Chính quyền địa phương các cấp có biện pháp bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch phù hợp với thực tế của địa phương.

    - Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm thu gom, xử lý các loại chất thải phát sinh trong hoạt động kinh doanh; khắc phục tác động tiêu cực do hoạt động của mình gây ra đối với môi trường; có biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội trong hoạt động kinh doanh của mình.

    - Khách du lịch, cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn cảnh quan, môi trường, bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của dân tộc; có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự nhằm nâng cao hình ảnh đất nước, con người và du lịch Việt Nam.

    Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động du lịch được quy định ra sao?

    Căn cứ Điều 9 Luật Du lịch 2017 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động du lịch như sau:

    - Làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.

    - Lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam trái pháp luật.

    - Xâm hại tài nguyên du lịch, môi trường du lịch.

    - Phân biệt đối xử với khách du lịch, thu lợi bất hợp pháp từ khách du lịch; tranh giành khách du lịch, nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ.

    - Kinh doanh du lịch khi không đủ điều kiện kinh doanh, không có giấy phép kinh doanh hoặc không duy trì điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    - Sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành khác hoặc cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh.

    - Hành nghề hướng dẫn du lịch khi không đủ điều kiện hành nghề.

    - Quảng cáo không đúng loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; quảng cáo về loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

    - Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật khác có liên quan.

    saved-content
    unsaved-content
    54