Loading

14:23 - 31/12/2024

Phong tục ăn 12 quả nho đêm giao thừa có ý nghĩa gì? Countdown 2025 đêm giao thừa TPHCM tổ chức bắn pháo hoa ở những địa điểm nào?

Nguồn gốc và ý nghĩa của phong tục ăn 12 quả nho vào đêm giao thừa? Countdown 2025 đêm giao thừa - Tết Dương lịch TPHCM tổ chức bắn pháo hoa ở những địa điểm nào?

Nội dung chính

    Nguồn gốc và ý nghĩa của phong tục ăn 12 quả nho vào đêm giao thừa?

    Phong tục ăn 12 quả nho vào đêm giao thừa xuất phát từ Tây Ban Nha vào cuối thế kỷ 19. Vào năm 1909, các nhà vườn ở Alicante, Tây Ban Nha thu hoạch được mùa nho bội thu và quyết định tạo ra một phong tục mới để chúc mừng năm mới.

    Họ đã sáng tạo ra việc ăn một quả nho vào mỗi hồi chuông điểm 12 giờ đêm, mỗi quả nho tượng trưng cho một tháng trong năm.

    Mỗi quả nho mang một ý nghĩa đặc biệt, tượng trưng cho sự hy vọng và may mắn của từng tháng trong năm. Việc ăn hết 12 quả nho vào thời khắc giao thừa không chỉ mang lại may mắn mà còn giúp người tham gia cảm nhận được sự trọn vẹn và hy vọng cho một năm mới đầy đủ, thịnh vượng.

    Cụ thể, mỗi quả nho đại diện cho một tháng trong năm từ tháng Giêng đến tháng 12, với mong muốn đạt được những điều tốt đẹp và thành công trong mỗi tháng.

    Bên cạnh đó, phong tục ăn 12 quả nho dưới gầm bàn đã bắt đầu thu hút sự chú ý của giới trẻ Việt từ đầu năm 2024, trở thành một trào lưu lan rộng trên mạng xã hội, đặc biệt là TikTok.

    Mặc dù phong tục này đã được một số bạn trẻ yêu thích văn hóa nước ngoài thử nghiệm từ trước, nhưng chỉ khi những câu chuyện về tình yêu ngọt ngào và tình cờ xuất hiện sau khi tham gia nghi thức này được chia sẻ, trào lưu mới thực sự bùng nổ.

    Phong tục ăn 12 quả nho đêm giao thừa có ý nghĩa gì? Countdown 2025 đêm giao thừa TPHCM tổ chức bắn pháo hoa ở những địa điểm nào?Phong tục ăn 12 quả nho đêm giao thừa có ý nghĩa gì? Countdown 2025 đêm giao thừa TPHCM tổ chức bắn pháo hoa ở những địa điểm nào? (Hình từ Internet)

    Cách thức thực hiện phong tục ăn 12 quả nho?

    Phong tục ăn 12 quả nho đêm giao thừa được thực hiện vào đúng thời điểm đồng hồ điểm 12 giờ đêm, khi giao thừa đến.

    Trong vòng 12 tiếng chuông nhà thờ ngân vang (tương đương với 36 giây), người tham gia phải ăn hết 12 quả nho, mỗi quả nho tượng trưng cho một tháng trong năm điều đặc biệt là ăn 12 quả nho dưới gầm bàn người ta cho rằng nếu ăn đủ, đúng thời điểm thì mọi sự trong cuộc sống đều sẽ thuận lợi từ công việc, sức khỏe, tình yêu.

    Đây là một thử thách thú vị và mang lại không khí vui tươi, giúp mọi người cảm thấy hồi hộp và phấn khích khi bước vào năm mới.

    Mặc dù việc ăn 12 quả nho trong 36 giây là khá khó khăn, nhưng đây lại là một phần không thể thiếu của phong tục này, tạo nên một không khí lễ hội đặc biệt trong đêm giao thừa. Đây cũng là một cách để gắn kết các thành viên trong gia đình hoặc cộng đồng khi cùng nhau tham gia vào phong tục này.

    Countdown 2025 đêm giao thừa - Tết Dương lịch TPHCM tổ chức bắn pháo hoa ở những địa điểm nào?

    Tại Kế hoạch 665/KH-UBND Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức xây dựng kế hoạch tổ chức Lễ hội Chào đón năm mới Tết Dương lịch 2025 “City Tết Fest – Thủ Đức năm 2025” . 

    Theo đó Countdown 2025 TPHCM diễn ra tại: 

    (1) Công viên Bờ sông Sài Gòn, phường Thủ Thiêm, thành phố Thủ Đức.

    Đêm Âm nhạc Countdown và chào đón năm mới diễn ra từ 16 giờ 00, ngày 31 tháng 12 năm 2024 đến 01 giờ 00, ngày 01 tháng 01 năm 2025.

    Với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng trong nước và quốc tế. Sự kết hợp âm nhạc giữa các thế hệ nghệ sĩ tạo ra những màn trình diễn đặc biệt, tạo cảm giác mới lạ, trải nghiệm đa văn hóa

    (2) Phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1)

    Sự kiện sẽ diễn ra từ  20h ngày 31/12/2024 đến 0h ngày 1-1-2025, sự kiện Tiger Remix sẽ diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, quận 1. Chương trình có sự góp mặt của dàn nghệ sĩ như Sơn Tùng M-TP, Hồ Ngọc Hà, Đen, Hoàng Thùy Linh, Dương Domic, Châu Tuyết Vân, Pháo,...
    Ngoài ra TP.HCM năm nay sẽ tổ chức bắn pháo hoa chào đón năm mới tại 2 điểm:

    - Tại đầu đường hầm sông Sài Gòn (TP Thủ Đức)

    - Công viên Văn hóa Đầm Sen (quận 11).

    Hành vi nào bị nghiêm cấm khi sử dụng pháo hoa?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau:

    (1) Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này.

    (2) Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo.

    (3) Mang pháo, thuốc pháo trái phép vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.

    (4) Lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng pháo để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

    (5) Trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy pháo không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường.

    (6) Chiếm đoạt, mua, bán, trao đổi, tặng, cho, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa các loại giấy phép về pháo.

    (7) Giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định.

    (8) Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện cách thức chế tạo, sản xuất, sử dụng trái phép pháo dưới mọi hình thức.

    (9) Cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý, bảo quản pháo, thuốc pháo; không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về pháo, thuốc pháo.

    saved-content
    unsaved-content
    3736