Loading

15:39 - 08/11/2024

Quy định chung về trường trung học phổ thông

Quy định chung về trường trung học phổ thông

Nội dung chính

    Quy định chung về trường trung học phổ thông

    Theo quy định tại Tiểu mục 2.3 Mục 2 Nội dung chỉ tiêu thống kê ngành giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 19/2017/TT-BGDĐT thì:

    2301. Số trường trung học phổ thông, trường phổ thông cơ nhiều cấp học

    a. Các khái niệm, phương pháp tính

    - Trường trung học phổ thông: là cơ sở giáo dục phổ thông dạy dạy từ lớp 10 đến lớp 12, bảo đảm đủ các điều kiện như: cán bộ quản lý, giáo viên dạy các môn học, nhân viên hành chính, bảo vệ, y tế...; có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập; có đủ những điều kiện về tài chính theo quy định của Bộ Tài chính, nằm trong hệ thống giáo dục quốc gia được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước; thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục.

    - Trường phổ thông có nhiều cấp học: là cơ sở giáo dục phổ thông dạy dạy từ lớp 6 đến lớp 12 hoặc từ lớp 1 đến lớp 12 bảo đảm đủ các điều kiện như: cán bộ quản lý, giáo viên dạy các môn học, nhân viên hành chính, bảo vệ, y tế...; có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập; có đủ những điều kiện về tài chính theo quy định của Bộ Tài chính, nằm trong hệ thống giáo dục quốc gia được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước; thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục.

    - Trường trung học phổ thông, phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia là cơ sở đạt được các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành (hiện nay là Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT ngày 7 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

    - Loại hình:

    Công lập: do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên.

    Tư thục: do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư cơ sở vật chất và bảo đảm bảo kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước.

    - Loại trường chuyên biệt:

    + Trường phổ thông dân tộc nội trú;

    + Trường chuyên, trường năng khiếu;

    + Trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật;

    b. Phân tổ chủ yếu

    - Loại hình;

    - Tỉnh, thành phố;

    - Loại trường;

    - Đạt chuẩn quốc gia;

    c. Kỳ công bố: Năm.

    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục trung học.

    2302. Số lớp

    a. Các khái niệm, phương pháp tính

    - Lớp học: là một tổ chức của trường học, gồm các học sinh học cùng một chương trình giáo dục, hoặc nhiều chương trình giáo dục do một giáo viên giảng dạy hoặc do nhiều giáo viên giảng dạy, nhưng có sự quản lý trực tiếp của 1 giáo viên chủ nhiệm.

    - Số lớp trung học cơ sở bao gồm các lớp từ lớp 10 đến lớp 12.

    - Lớp học 2 buổi/ngày: là lớp học đủ 2 buổi của các ngày trong tuần hoặc học từ 7 đến 11 buổi trong tuần.

    - Lớp ghép: là lớp học dạy 2 hoặc nhiều chương trình khác nhau cho một số học sinh cùng ngồi học trong một phòng học, lớp học.

    b. Phân tổ chủ yếu

    - Loại hình;

    - Tỉnh, thành phố;

    - Khối lớp.

    c. Kỳ công bố: Năm.

    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục trung học.

    2303. Số phòng học

    a. Các khái niệm, phương pháp tính

    - Số phòng học cấp trung học phổ thông: Bao gồm số phòng học trường trung học phổ thông, phòng học của cấp trung học phổ thông trong các trường phổ thông có nhiều cấp học.

    - Phòng học: là cơ sở vật chất của trường học, nơi học sinh thường xuyên đến học theo từng lớp học để nghe giáo viên giảng bài.

    - Loại phòng:

    Phòng học kiên cố: là các phòng học được xây dựng bằng chất liệu bền vững. Phòng học kiên cố bao gồm các phòng học ở nhà xây nhiều tầng, nhà lắp ghép kết cấu bê tông nhiều tầng, nhà một tầng mái bê tông, niên hạn sử dụng trên 20 năm.

    Phòng học bán kiên cố: gồm các phòng học có chất lượng xây dựng và thời hạn sử dụng thấp so với nhà kiên cố, niên hạn sử dụng từ 10 đến 20 năm. Phòng học bán kiên cố bao gồm các phòng học ở nhà có tường xây hay ghép gỗ, mái ngói hoặc mái tôn.

    Phòng học tạm: là các phòng học không thuộc các nhóm trên. Gồm các phòng học ở các nhà có kết cấu vật liệu đơn giản như nhà có vách lá dừa, lá tranh, đất... mái nhà bằng lá dừa, tre, nứa...các loại lều lán, trại và những nơi tận dụng có tính chất tạm thời.

    b. Phân tổ chủ yếu

    - Loại hình;

    - Tỉnh, thành phố;

    - Loại phòng.

    c. Kỳ công bố: Năm.

    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục trung học.

    2304. Số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

    a. Các khái niệm, phương pháp tính

    - Cán bộ quản lý: bao gồm hiệu trưởng và phó hiệu trưởng tại các trường trung học phổ thông và trung học phổ thông có nhiều cấp học;

    - Giáo viên trung học phổ thông (tổng số tính cả hợp đồng từ 1 năm trở lên): là giáo viên dạy tại các trường trung học phổ thông và dạy cấp trung học phổ thông tại các trường phổ thông có nhiều cấp học:

    - Giáo viên đạt trình độ chuẩn được đào tạo: là những giáo viên có bằng đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông.

    - Giáo viên đạt trình độ trên trình độ chuẩn được đào tạo: là những giáo viên có bằng thạc sĩ trở lên.

    - Nhân viên: là người đang làm việc tại các trường trung học phổ thông ở các vị trí công việc như (nhân viên thư viện, nhân viên thiết bị, nhân viên y tế, nhân viên khác)

    b. Phân tổ chủ yếu

    - Loại hình;

    - Tỉnh, thành phố;

    - Giới tính;

    - Dân tộc;

    - Trình độ đào tạo, chuẩn nghề nghiệp;

    - Nhóm tuổi;

    - Biên chế.

    c. Kỳ công bố: Năm.

    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục trung học.

    2305. Số học sinh trung học phổ thông

    a. Các khái niệm, phương pháp tính

    - Học sinh trung học phổ thông: là học sinh học tại các khối lớp từ lớp 10 đến lớp 12 đang học tập tại các trường trung học phổ thông và các trường phổ thông nhiều cấp học.

    - Học sinh dân tộc: là học sinh thuộc các dân tộc không phải là dân tộc Kinh.

    - Học sinh tuyển mới: là học sinh mới được tuyển vào học ở các lớp đầu cấp học (lớp 10) hoặc học sinh đã bỏ học ở các lớp khác, nay trở lại học vào kỳ khai giảng.

    - Học sinh khuyết tật học hòa nhập: là học sinh bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn và được ra lớp học chung với người không khuyết tật tại các cơ sở giáo dục (trích Điều 2, Luật số 51/2010/QH12 - Luật Người khuyết tật).

    - Học sinh lưu ban: là học sinh không hoàn thành chương trình lớp học, được hiệu trưởng quyết định ở lại lớp, học lại chương trình giáo dục khối lớp đó trong năm học kế tiếp.

    - Học sinh học 2 buổi/ngày: là học sinh học đủ 2 buổi của các ngày trong tuần hoặc từ 7 đến 11 buổi trong tuần.

    b. Phân tổ chủ yếu

    - Loại hình;

    - Tỉnh, thành phố;

    - Khối lớp;

    - Giới tính;

    - Dân tộc;

    - Đối tượng chính sách;

    - Khuyết tật;

    - Tuyển mới/ lưu ban/ bỏ học;

    - Độ tuổi.

    c. Kỳ công bố: Năm.

    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục trung học.

    2306. Số học sinh bình quân một giáo viên, số học sinh bình quân 1 lớp, số giáo viên bình quân 1 lớp học

    a. Các khái niệm, phương pháp tính:

    - Số học sinh bình quân một giáo viên là tỷ số giữa tổng số học sinh và tổng số giáo viên của cấp trung học phổ thông.

    Công thức tính:

    Số học sinh bình quân một giáo viên cấp THPT năm học t

    =

    Số học sinh cấp THPT đang học năm học t

    Số giáo viên cấp THPT đang giảng dạy năm học t

    - Số học sinh bình quân một lớp học là tỷ số giữa tổng số học sinh và tổng số lớp học của cấp trung học phổ thông.

    Công thức tính:

    Số học sinh bình quân một lớp học cấp THPT năm học t

    =

    Số học sinh cấp THPT đang học năm học t

    Số lớp học cấp THPT năm học t

    - Số giáo viên bình quân một lớp học là tỷ số giữa tổng số giáo viên và tổng số lớp học của cấp trung học cơ sở.

    Công thức tính:

    Số giáo viên bình quân một lớp học cấp THPT năm học t

    =

    Số giáo viên cấp THPT đang giảng dạy năm học t

    Số lớp học cấp THPT năm học t

    b. Phân tổ chủ yếu

    - Loại hình;

    - Tỉnh, thành phố;

    c. Kỳ công bố: Năm.

    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục trung học.

    2307. Tỷ lệ học sinh đi học cấp trung học phổ thông

    a. Các khái niệm, phương pháp tính

    - Tỷ lệ học sinh đi học chung cấp trung học phổ thông là số phần trăm số học sinh đang học cấp trung học phổ thông so với tổng dân số ở độ tuổi từ 15 - 17 tuổi.

    Công thức tính:

    Tỷ lệ học sinh đi học chung cấp THPT năm học t (%)

    =

    Số học sinh đang học cấp THPT năm học t

    x 100

    Dân số trong độ tuổi từ 15-17 tuổi trong năm t

    - Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi cấp trung học phổ thông là số phần trăm số học sinh tuổi từ 15 - 17 tuổi đang học cấp trung học phổ thông so với tổng dân số trong độ tuổi từ 15 - 17 tuổi.

    Công thức tính:

    Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi cấp THPT năm học t (%)

    =

    Số học sinh trong độ tuổi từ 15-17 đang học cấp THPT năm học t

    x 100

    Dân số trong độ tuổi từ 15-17 tuổi trong năm học t

    Tuổi học sinh quy ước bằng năm khai giảng năm học trừ đi năm sinh của học sinh trong giấy khai sinh.

    b. Phân tổ chủ yếu

    - Chung/đúng tuổi;

    - Cấp học;

    - Giới tính;

    - Dân tộc;

    - Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

    c. Kỳ công bố: Năm.

    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục trung học.

    2308. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp trung học phổ thông, tỷ lệ chuyển cấp từ trung học cơ sở lên trung học phổ thông

    a. Các khái niệm, phương pháp tính

    - Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông là số phần trăm giữa số học sinh tốt nghiệp ở lớp cuối cấp học so với số học sinh học ở lớp cuối mỗi cấp học đó đủ điều kiện xét tốt nghiệp.

    - Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp trung học phổ thông: là số phần trăm giữa số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông năm học (t + 3) so với số học sinh lớp 10 đầu năm học (t).

    - Tỷ lệ chuyển cấp từ trung học cơ sở lên trung học phổ thông: là số phần trăm giữa số học sinh được tuyển mới vào lớp 10 trong năm học (t+1) so với số học sinh được tốt nghiệp trung học cơ sở năm học (t).

    b. Phân tổ chủ yếu

    - Loại hình;

    - Tỉnh, thành phố;

    - Dân tộc;

    - Giới tính;

    - Khuyết tật.

    c. Kỳ công bố: Năm.

    d. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giáo dục.

    e. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp

    - Đơn vị chủ trì: Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

    - Đơn vị phối hợp: Vụ Giáo dục Trung học, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục ở các cấp và cơ sở giáo dục trung học.

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    398
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ