Loading

15:41 - 07/11/2024

Quy định về khám sức khỏe định kỳ cho giáo viên được quy định như thế nào?

Tôi là giáo viên, trường tôi 2 năm nay không tổ chức khám sức khỏe cho giáo viên, vậy các luật sư cho tôi biết pháp luật quy định thế nào về khám sức khỏe định kì đối với giáo viên. Đối với giáo dục, khám sức khỏe định kì mấy lần/năm? Kinh phí do bên nào phải chịu?

Nội dung chính

    Quy định về khám sức khỏe định kỳ cho giáo viên được quy định như thế nào?

    Khoản 3 Điều 240 Bộ luật lao động 2012 quy định hiệu lực Bộ luật lao động 2012 như sau: "3. Chế độ lao động đối với cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân, tổ chức xã hội khác và xã viên hợp tác xã do các văn bản pháp luật khác quy định nhưng tuỳ từng đối tượng mà được áp dụng một số quy định trong Bộ luật này. Chính phủ ban hành chính sách lương cụ thể để áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân."

    Hiện nay bạn là giáo viên tức viên chức thì bạn cũng là người lao động, theo quy định tại Khoản 2 Điều 152 Bộ luật lao động 2012 về chế độ chăm sóc sức khỏe cho người lao động như sau:

    “2. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 6 tháng một lần.”

    Như vậy, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động ít nhất 6 tháng một lần, tức phía bên trường học nơi bạn làm việc sẽ phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho giáo viên ít nhất 2 lần/năm.

    Điều 3 Thông tư 14/2013/TT-BYT quy định chi phí khám sức khỏe như sau:

    “1. Tổ chức, cá nhân đề nghị KSK phải trả chi phí KSK cho cơ sở KSK theo mức giá dịch vụ KBCB đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc theo thỏa thuận giữa hai đơn vị, trừ các trường hợp được miễn hoặc giảm theo quy định của pháp luật.

    2.Trường hợp người được KSK có yêu cầu cấp từ hai Giấy KSK trở lên thì phải nộp thêm phí cấp Giấy KSK theo quy định của pháp luật.

    3. Việc thu, nộp, quản lý và sử dụng nguồn kinh phí từ hoạt động KSK được thực hiện theo quy định của pháp luật.”

    Như vậy, theo quy định trên nếu không thuộc trường hợp được miễn hoặc giảm theo quy định của pháp luật thì phía bên nhà trường đề nghị khám sức khỏe định kỳ cho giáo viên sẽ phải trả chi phí khám sức khỏe cho cơ sở khám sức khỏe.

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    520