Loading

14:32 - 04/11/2024

Sớ cầu bình an là gì? Hưỡng dẫn cách viết sớ cầu bình an khi đi lễ mang lại may mắn

Sớ cầu bình an là gì? Hướng dẫn cách viết sớ cầu bình an khi đi lễ? Bài văn khấn chữ Nôm cầu bình an khi đi chùa

Nội dung chính

    Sớ cầu bình an là gì?

    Sớ là một loại văn bản viết tay với ý nghĩa tôn kính, được dùng để trình bày những ước mong của con người lên các vị thần linh, thánh thần. Đây là một phần quan trọng trong văn hóa Việt Nam, thể hiện sự tôn trọng và lòng thành kính của người dân khi dâng lễ cầu an, cầu phúc tại các nơi linh thiêng như đình, chùa, miếu.

    Sớ cầu bình an thường được viết với mục đích cầu mong sự bảo vệ, sức khỏe, hạnh phúc, bình yên cho bản thân, gia đình và xã hội. Có nhiều loại sớ khác nhau, phù hợp với từng dịp cúng lễ.

    Ví dụ khi đi lễ chùa để cầu mong sự bình an và thuận lợi trong cuộc sống, người ta thường viết sớ cầu bình an.

    Trong các dịp như đền chùa, miếu thờ, sớ này có thể thay thế cho lời cầu nguyện, đặt lên bàn thờ để thể hiện lòng thành kính. Việc viết sớ còn là cách bày tỏ những mong ước cá nhân một cách rõ ràng và đầy đủ.

    Bên cạnh việc được viết bằng chữ quốc ngữ, sớ còn có thể được viết bằng chữ Nôm, chữ Hán hoặc chữ Nho, đặc biệt là trong các dịp lễ lớn.

    Các loại sớ thông dụng thường bao gồm: sớ cúng lễ Đền, Chùa, Phủ để cầu tài lộc và may mắn; sớ cầu bình an cho bản thân và gia đình; sớ cầu cho công việc thuận lợi và sớ cúng Tết để cầu năm mới bình an, thịnh vượng.

    Sớ cầu bình an là gì? Hưỡng dẫn cách viết sớ cầu bình an khi đi lễ mang lại may mắn (Hình ảnh Internet)

    Hướng dẫn cách viết sớ cầu bình an khi đi lễ

    Việc viết sớ cầu bình an không chỉ là việc ghi lại mong muốn mà còn phải tuân thủ các quy tắc và hình thức truyền thống. Sau đây là các bước để viết sớ cầu bình an một cách chuẩn chỉnh.

    (1) Quy tắc một lá sớ cầu bình an thường tuân theo 

    "Thượng trừ bát phân

    Hạ thông nghĩ tẩu

    Tiền trừ nhất chưởng

    Hạ yếu không đa

    Sơ hàng mật tự

    “Tử” tự bất lộ đầu hàng

    “Sinh” tự bất khả hạ tầng

    Độc tự bất thành hàng

    Bất đắc phân chiết tính danh"

    Một lá sớ đạt chuẩn cần tuân thủ các quy tắc về hình thức và bố cục, như sau:

    - Lá sớ thường được mở đầu bằng cụm từ “phục dĩ” và kết thúc bằng “thiên vận”

    - Lề trên của tờ sớ phải để trống khoảng 4cm, phần lề dưới theo đường kiến chạy, trong khi lề trái để trống khoảng một bàn tay. Đặc biệt, người viết cần tránh để chữ “Tử” xuất hiện ở đầu hàng và chữ “Sinh” không nên nằm cuối cùng. Tên của người viết sớ cũng không được chia làm nhiều dòng và một chữ không nên đứng một mình tạo thành một dòng.

    - Các dòng chữ trong sớ cầu bình an cần liên kết chặt chẽ, không để trống dòng, và tên của các vị Phật hoặc thần linh nên được viết cao hơn các chữ còn lại để thể hiện sự tôn kính.

    (2) Bố cục của lá sớ cầu bình an

    Bố cục của một lá sớ thường bao gồm những phần cơ bản sau:

    - Phần mở đầu: Bắt đầu bằng cụm từ “phục dĩ,” thể hiện lý do dâng sớ.

    - Phần ghi địa chỉ: Đây là nơi ghi lại địa chỉ của người dâng sớ, bao gồm quốc gia, tỉnh, huyện và xã.

    - Lý do dâng sớ: Phần này được viết dưới dạng câu phú, ghi rõ tên các vị Phật, thần thánh được dâng cúng và lý do cụ thể.

    - Phần tán thán (Thông tin cá nhân của người dâng sớ): Phần này ghi rõ tên người dâng sớ, tuổi, bản mệnh và các yếu tố liên quan đến phong thủy nếu cần. Khi viết sớ cầu bình an cho cả gia đình, từ “đẳng” thường được thêm vào để thể hiện sự đại diện.

    - Phần thỉnh Phật Thánh: Đoạn này bắt đầu bằng hai từ “cung duy” để tôn kính các vị thần. Sau đó là hồng danh của các vị, các ngài. Ở dưới mỗi hồng danh sẽ có các chữ: 

    + Dành cho Phật: viết chữ “Tòa hạ”. 

    + Dành cho Thánh, Thần, các bộ hạ các ngài: viết chữ “Vị tiền”. 

    + Dành riêng cho những vị Tiên: viết chữ “Cung khuyết hạ”.

    - Phần cầu xin: Đây là phần quan trọng nhất, nơi trình bày rõ ràng những mong ước về sức khỏe, bình an, tài lộc cho bản thân và gia đình.

    - Phần cuối cùng: Ghi rõ ngày tháng năm dâng sớ và kết thúc bằng câu cầu mong sự chứng giám của các bậc bề trên.

    Bài văn khấn chữ Nôm cầu bình an khi đi chùa

    Bạn có thể tìm kiếm trên Internet cách viết sớ bình an và ngoài ra bạn cũng có thể mua những bài văn khấn chữ Nôm cầu bình an sẵn có ở chùa hoặc cửa hàng đồ thờ. Theo đó bạn chỉ cần ghi thông tin, điều nguyện ước của bản thân và đọc theo là được. Bài khấn Nôm nguyện cầu sức khỏe, bình an, tài lộc như sau:

    "Con kính lạy chín phương trời, mười phương đất. Con lạy chư Phật mười phương cùng mười phương chư Phật.

    Con xin thành tâm kính lạy chư vị Bồ Tát, chư vị Hiền Thánh Tăng; Thiên Long Bát Bộ; Hộ pháp Thiên thần.

    Tín chủ con là:…

    Ngụ tại:…

    Hôm nay là ngày…tháng…năm…

    Tín chủ con thành tâm đảnh lễ dâng hương hoa, phẩm oản và sớ trạng lên cửa thập phương thường trụ Tam Bảo

    Tín chủ con thành tâm kính lễ

    Đức Phật A Di Đà – giáo chủ cõi Tây Phương cực lạc 

    Đức Phật Thích Ca Mâu Ni – giáo chủ của cõi Ta Bà (cõi đau khổ)

    Đức Phật Dược Sư Lưu Ly – giáo chủ cõi phương Đông

    Đức Thiên Thủ, Thiên Nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn; linh cảm Quan Thế Âm Bồ Tát.

    Kính lạy Hộ pháp thiên thần, chư thiên Bồ Tát, kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con. Con nguyện được …(bình an, công danh, tài lộc, hóa giải nạn kiếp….)

    Nguyện xin chư vị chấp kỷ, chứng giám cho con được tránh được kiếp nạn, vạn sự đều tốt lành, sở cầu được như ý, sở nguyện được tòng tâm.

    Tín chủ con lễ bạc tâm thành xin được phù hộ độ trì".

    saved-content
    unsaved-content
    322