Loading

18:32 - 25/12/2024

Số định danh cá nhân của công dân có bao nhiêu số?

Số định danh cá nhân được cấp cho mỗi công dân, nhằm xác định danh tính của cá nhân trong các giao dịch hành chính, xã hội. Vậy số định danh cá nhân của công dân có bao nhiêu số?

Nội dung chính

    Số định danh cá nhân của công dân có bao nhiêu số?

    Căn cứ Điều 12 Luật Căn cước 2023 quy định:

    Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam
    1. Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam là dãy số tự nhiên gồm 12 chữ số do Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập cho công dân Việt Nam.
    2. Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam do Bộ Công an thống nhất quản lý trên toàn quốc và xác lập cho mỗi công dân Việt Nam, không lặp lại ở người khác.
    3. Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam dùng để cấp thẻ căn cước, khai thác thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, trung tâm dữ liệu quốc gia và cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính.
    4. Chính phủ quy định việc xác lập, hủy, xác lập lại số định danh cá nhân của công dân Việt Nam.

    Theo đó. số định danh cá nhân của công dân Việt Nam là dãy số tự nhiên gồm 12 chữ số.

    Số định danh cá nhân của công dân có bao nhiêu số?

    Số định danh cá nhân của công dân có bao nhiêu số? (Hình từ Internet)

    Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong việc cung cấp, thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin, tài liệu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như thế nào?

    Căn cứ Điều 13 Luật Căn cước 2023 quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong việc cung cấp, thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin, tài liệu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như sau:

    (1) Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm sau đây:

    - Tuân thủ quy trình cung cấp, thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin, tài liệu;

    - Bảo đảm việc cung cấp, thu thập thông tin, tài liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời;

    - Thông báo kịp thời thông tin của người dân khi có sự thay đổi hoặc chưa chính xác cho cơ quan quản lý căn cước.

    (2) Người được giao nhiệm vụ thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin, tài liệu có trách nhiệm sau đây:

    - Kiểm tra thông tin, tài liệu của người dân; thường xuyên theo dõi, cập nhật, điều chỉnh thông tin;

    - Giữ gìn, bảo vệ thông tin, tài liệu có liên quan; không được sửa chữa, tẩy xóa hoặc làm hư hỏng tài liệu và chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của thông tin đã cập nhật, điều chỉnh.

    (3) Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm sau đây:

    - Tổ chức quản lý việc thu thập, cập nhật, điều chỉnh, lưu trữ thông tin, tài liệu;

    - Kiểm tra, chịu trách nhiệm về thông tin, tài liệu đã cập nhật, điều chỉnh, lưu trữ.

    Khai thác thông tin số định danh cá nhân của người bị mất năng lực hành vi dân sự như thế nào?

    Căn cứ Điều 10 Luật Căn cước 2023 quy định như sau:

    Thu thập, cập nhật, điều chỉnh, quản lý, kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
    1. Thông tin quy định tại Điều 9 của Luật này được thu thập, cập nhật, điều chỉnh vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ tàng thư do lực lượng Công an nhân dân quản lý và Cơ sở dữ liệu căn cước, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu hộ tịch và cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác, cơ sở dữ liệu khác theo quy định của pháp luật.
    2. Trường hợp thông tin quy định tại các khoản 1, 4, 5, 7, 8, 9 và 11 Điều 9 của Luật này chưa có hoặc chưa đầy đủ thì cơ quan quản lý căn cước yêu cầu người dân cung cấp.
    3. Cơ quan quản lý căn cước phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan kiểm tra thông tin khi thu thập, cập nhật, điều chỉnh để bảo đảm tính chính xác, thống nhất.
    ...
    9. Người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người dưới 14 tuổi khai thác thông tin của mình thông qua người đại diện hợp pháp.
    Việc khai thác thông tin của người bị tuyên bố mất tích do người đại diện hợp pháp của người đó quyết định.
    Việc khai thác thông tin của người đã chết do người được xác định là người thừa kế của người đó quyết định.
    10. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là căn cứ để cơ quan, tổ chức, cá nhân kiểm tra, thống nhất thông tin về cá nhân.
    11. Chính phủ quy định chi tiết các khoản 1, 2, 3, 5 và 9 Điều này; quy định trình tự, thủ tục khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

    Theo đó, khai thác thông tin số định danh cá nhân của người bị mất năng lực hành vi dân sự sẽ được thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp.

    - Việc khai thác thông tin của người bị tuyên bố mất tích do người đại diện hợp pháp của người đó quyết định.

    - Việc khai thác thông tin của người đã chết do người được xác định là người thừa kế của người đó quyết định.

    saved-content
    unsaved-content
    56