Loading

15:38 - 16/09/2024

Theo quy định trưởng Văn phòng công chứng phải có tối thiểu bao nhiêu năm hành nghề công chứng? Công chứng viên mua lại Văn phòng công chứng phải đáp ứng điều kiện gì?

Trưởng Văn phòng công chứng phải có tối thiểu bao nhiêu năm hành nghề công chứng? Công chứng viên mua lại Văn phòng công chứng phải đáp ứng điều kiện gì?

Nội dung chính

    Trưởng Văn phòng công chứng phải có tối thiểu bao nhiêu năm hành nghề công chứng?

    Tại Điều 22 Luật Công chứng 2014 được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 73 Luật Giá 2023 có quy định về văn phòng công chứng như sau:

    Văn phòng công chứng
    1. Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh.
    Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.
    2. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.
    3. Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
    ....

    Như vậy, trưởng Văn phòng công chứng phải có tối thiểu 02 năm hành nghề công chứng.

    Theo quy định trưởng Văn phòng công chứng phải có tối thiểu bao nhiêu năm hành nghề công chứng? Công chứng viên mua lại Văn phòng công chứng phải đáp ứng điều kiện gì? (Hình từ Internet)

    Công chứng viên mua lại Văn phòng công chứng phải đáp ứng điều kiện gì?

    Tại Điều 29 Luật Công chứng 2014 có quy định về chuyển nhượng văn phòng công chứng như sau:

    Chuyển nhượng Văn phòng công chứng
    1. Văn phòng công chứng được chuyển nhượng cho các công chứng viên khác đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này. Văn phòng công chứng chỉ được chuyển nhượng khi đã hoạt động công chứng được ít nhất là 02 năm.
    Công chứng viên đã chuyển nhượng Văn phòng công chứng không được phép tham gia thành lập Văn phòng công chứng mới trong thời hạn 05 năm kể từ ngày chuyển nhượng.
    2. Công chứng viên nhận chuyển nhượng Văn phòng công chứng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
    a) Đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên đối với người dự kiến sẽ tiếp quản vị trí Trưởng Văn phòng công chứng;
    b) Cam kết hành nghề tại Văn phòng công chứng mà mình nhận chuyển nhượng;
    c) Cam kết kế thừa quyền và nghĩa vụ của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng.
    3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng công chứng.
    4. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục chuyển nhượng Văn phòng công chứng.

    Như vậy, công chứng viên mua lại Văn phòng công chứng phải đáp ứng các điều kiện sau:

    - Đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên đối với người dự kiến sẽ tiếp quản vị trí Trưởng Văn phòng công chứng;

    - Cam kết hành nghề tại Văn phòng công chứng mà mình nhận chuyển nhượng;

    - Cam kết kế thừa quyền và nghĩa vụ của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng.

    Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng phải đáp ứng điều kiện gì?

    Tại khoản 2 Điều 22 Luật Công chứng 2014 có quy định về văn phòng công chứng như sau:

    Văn phòng công chứng
    1. Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh.
    Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.
    2. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.
    ...

    Tại Điều 8 Luật Công chứng 2014 có quy định về tiêu chuẩn công chứng viên như sau:

    Tiêu chuẩn công chứng viên
    Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:
    1. Có bằng cử nhân luật;
    2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
    3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
    4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
    5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.

    Như vậy, người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng phải đáp ứng điều kiện sau:

    - Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng.

    - Trưởng Văn phòng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.

    Lưu ý: Công chứng viên phải đáp ứng tiêu chuẩn sau:

    - Có bằng cử nhân luật;

    - Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;

    - Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng;

    - Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;

    - Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.

    saved-content
    unsaved-content
    33