Loading

08:13 - 19/11/2024

Thời gian đào tạo bằng lái xe hạng B1, B2, C từ ngày 01/6/2024? Bằng lái xe hạng B1, B2, C được lái những loại xe gì?

Thời gian đào tạo bằng lái xe hạng B1, B2, C từ ngày 01/6/2024? Bằng lái xe hạng B1, B2, C được lái những loại xe gì?

Nội dung chính

    Thời gian đào tạo bằng lái xe hạng B1, B2, C từ ngày 01/6/2024?

    Tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT có quy định về thời gian đào tạo bằng lái xe hạng B1, B2, C như sau:

    SỐ TT

    NỘI DUNG

    ĐƠN VỊ TÍNH

    HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE

    Hạng B1

    Hạng B2

    Hạng C

    Học xe số tự động

    Học xe số cơ khí

    I. Đào tạo Lý thuyết

    giờ

    136

    136

    168

    168

    1

    Pháp luật giao thông đường bộ

    giờ

    90

    90

    90

    90

    2

    Cấu tạo và sửa chữa thông thường

    giờ

    8

    8

    18

    18

    3

    Nghiệp vụ vận tải

    giờ

    -

    -

    16

    16

    4

    Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông; kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (04 giờ)

    giờ

    14

    14

    20

    20

    5

    Kỹ thuật lái xe

    giờ

    20

    20

    20

    20

    6

    Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông

    giờ

    4

    4

    4

    4

    II. Đào tạo thực hành

    giờ

    68

    84

    84

    94

    1

    Thời gian học thực hành lái xe trên sân tập lái của 01 học viên

    giờ

    41

    41

    41

    43

    2

    Thời gian thực hành lái xe trên đường giao thông của 01 học viên

    giờ

    24

    40

    40

    48

    3

    Số giờ thực hành trên ca bin học lái xe ô tô/01 học viên

    giờ

    3

    3

    3

    3

    4

    Tổng quãng đường đào tạo thực hành của 01 học viên

    km

    1000

    1100

    1100

    1100

    Trong đó

    Quãng đường học thực hành lái xe trên sân tập lái của 01 học viên

    km

    290

    290

    290

    275

    Quãng đường thực hành lái xe trên đường giao thông của 01 học viên

    km

    710

    810

    810

    825

    III. Tổng thời gian đào tạo

    giờ

    204

    220

    252

    262

    Bằng lái xe hạng B1, B2, C được lái những loại xe gì?

    Tại Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT có quy định về phân hạng giấy phép lái xe như sau:

    Phân hạng giấy phép lái xe

    ....

    5. Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

    a) Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

    b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

    c) Ô tô dùng cho người khuyết tật.

    6. Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

    a) Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

    b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

    c) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

    7. Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

    a) Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

    b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.

    8. Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

    a) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;

    b) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;

    c) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.

    9. Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

    a) Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

    b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.

    ....

    Như vậy, bằng lái xe hạng B1, B2, C được lái những loại xe sau:

    (1) Hạng B1

    Hạng B1 số tự động:

    Cấp cho người không hành nghề lái xe:

    - Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

    - Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

    - Ô tô dùng cho người khuyết tật.

    Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe:

    - Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

    - Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

    - Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

    (2) Hạng B2:

    - Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

    - Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

    - Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

    - Ô tô dùng cho người khuyết tật.

    - Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

    - Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

    - Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

    (3) Hạng C:

    - Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;

    - Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;

    - Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.

    Thời gian đào tạo bằng lái xe hạng B1, B2, C từ ngày 01/6/2024? Bằng lái xe hạng B1, B2, C được lái những loại xe gì? (Hình từ Internet)

    Bằng lái xe hạng B1, B2, C sử dụng bao nhiêu năm?

    Tại Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT có quy định về thời hạn của giấy phép lái xe như sau:

    Thời hạn của giấy phép lái xe

    1. Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.

    2. Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

    3. Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

    4. Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.

    5. Thời hạn của giấy phép lái xe được ghi trên giấy phép lái xe.

    Như vậy, bằng lái xe hạng B1, B2, C có thời hạn sử dụng như sau:

    - Hạng B1: đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

    - Hạng B2: 10 năm, kể từ ngày cấp.

    - Hạng C: 05 năm, kể từ ngày cấp.

    saved-content
    unsaved-content
    54
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ