Loading

14:10 - 18/12/2024

Thông tư 04/2024/TT-TTCP về xây dựng, phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra và ban hành kế hoạch thanh tra thế nào?

Thông tư 04/2024/TT-TTCP về xây dựng, phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra và ban hành kế hoạch thanh tra thế nào?

Nội dung chính

    Căn cứ để xây dựng Định hướng chương trình thanh tra là gì?

    Ngày 08 tháng 4 năm 2024, Thông tư 04/2024/TT-TTCP quy định về xây dựng, phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra và ban hành kế hoạch thanh tra được Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành.

    Theo đó, Thông tư 04/2024/TT-TTCP nêu rõ căn cứ để xây dựng Định hướng chương trình thanh tra như sau:

    - Nghị quyết, chỉ thị, kết luận, văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

    - Nghị quyết, đề án, chương trình, mục tiêu của Chính phủ về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; quyết định, chỉ thị, văn bản chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ.

    - Quyết định, chỉ thị, văn bản chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

    - Yêu cầu của việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật; yêu cầu nhiệm vụ công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

    - Căn cứ khác theo quy định của pháp luật.

    Thông tư 04/2024/TT-TTCP về xây dựng, phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra và ban hành kế hoạch thanh tra thế nào?

    Thông tư 04/2024/TT-TTCP về xây dựng, phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra và ban hành kế hoạch thanh tra thế nào?

    Quy định thu thập thông tin, tài liệu để xây dựng Định hướng chương trình thanh tra ra sao?

    Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 04/2024/TT-TTCP quy định việc thu thập thông tin, tài liệu để xây dựng Định hướng chương trình thanh tra như sau:

    - Việc thu thập thông tin, tài liệu để xây dựng Định hướng chương trình thanh tra được tiến hành hằng năm, do đơn vị được Tổng Thanh tra Chính phủ giao chủ trì (sau đây gọi tắt là đơn vị chủ trì) thực hiện.

    - Thông tin, tài liệu thu thập bao gồm:

    + Các thông tin, tài liệu quy định tại Điều 3 của Thông tư 04/2024/TT-TTCP;

    + Quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực; văn bản quản lý, chỉ đạo, điều hành và các thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bộ, ngành, địa phương;

    + Tình hình, kết quả công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, giám sát của các cơ quan chức năng; tình hình, kết quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng;

    + Báo cáo kết quả thu thập thông tin, tài liệu của đơn vị chủ trì (nếu có);

    + Các thông tin, tài liệu khác theo quy định của pháp luật.

    - Việc thu thập các thông tin, tài liệu trên được thực hiện theo quy định của pháp luật.

    Xây dựng kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ thế nào?

    Căn cứ Điều 9 Thông tư 04/2024/TT-TTCP quy định xây dựng kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ như sau:

    - Căn cứ xây dựng kế hoạch thanh tra:

    + Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ;

    + Định hướng chương trình thanh tra đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

    + Yêu cầu công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ;

    + Yêu cầu công tác quản lý nhà nước và việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại hằng năm của các bộ, ngành, địa phương;

    + Các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật được đăng tải trên báo chí hoặc dư luận xã hội quan tâm;

    + Các căn cứ khác theo quy định của pháp luật.

    - Trách nhiệm xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra:

    + Đơn vị chủ trì có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các vụ, cục, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra;

    + Các vụ, cục, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình đề xuất kế hoạch thanh tra và cung cấp thông tin, tài liệu cho đơn vị chủ trì để xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra.

    - Thông tin, tài liệu để xây dựng kế hoạch thanh tra: Thông tin, tài liệu để xây dựng kế hoạch thanh tra bao gồm các thông tin, tài liệu được quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 04/2024/TT-TTCP; các thông tin, tài liệu do các vụ, cục, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ cung cấp.

    - Trình tự, thủ tục xây dựng kế hoạch thanh tra:

    + Trên cơ sở thông tin, tài liệu thu thập được, đơn vị chủ trì xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra;

    + Đơn vị chủ trì lấy ý kiến của các vụ, cục, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ tham gia vào dự thảo kế hoạch thanh tra;

    + Khi thấy cần thiết, đơn vị chủ trì tham mưu Tổng Thanh tra Chính phủ làm việc với các cơ quan có liên quan để thống nhất nội dung dự thảo kế hoạch thanh tra;

    + Đơn vị chủ trì tiếp thu các ý kiến tham gia, hoàn thiện dự thảo kế hoạch thanh tra, xin ý kiến của các Phó Tổng Thanh tra Chính phủ và trình Tổng Thanh tra Chính phủ.

    - Hồ sơ trình Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành kế hoạch thanh tra bao gồm:

    + Tờ trình của đơn vị chủ trì về việc ban hành kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ;

    + Dự thảo kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ;

    + Dự thảo Quyết định của Tổng Thanh tra Chính phủ về việc ban hành kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ;

    + Báo cáo tổng hợp các ý kiến tham gia vào dự thảo kế hoạch thanh tra (nếu có);

    + Các thông tin, tài liệu khác (nếu có).

    - Đơn vị chủ trì trình Tổng Thanh tra Chính phủ dự thảo kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 10 tháng 11 hằng năm.

    Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 15 tháng 11 hằng năm.

    - Kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ được gửi ngay đến Kiểm toán nhà nước để phối hợp xử lý chồng chéo, trùng lặp (nếu có);

    Đồng thời, gửi ngay đến Thanh tra Bộ, Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Thanh tra tỉnh và thông báo cho đối tượng thanh tra, các cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện.

    Thông tư 04/2024/TT-TTCP có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 5 năm 2024.

    saved-content
    unsaved-content
    14
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ