Loading

17:22 - 21/11/2024

Ban hành Thông tư 21 của Ngân hàng Nhà nước quy định về nghiệp vụ thư tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng mới nhất 2024?

Thông tư 21/2024/TT-NHNN quy định về nghiệp vụ thư tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng đề cập những nội dung gì?

Nội dung chính

    Ngân hàng Nhà nước có chức năng gì?

    Điều 2 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định theo đó Ngân hàng Nhà nước có chức năng:

    - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    - Ngân hàng Nhà nước là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội.

    - Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.

    Ban hành Thông tư 21 của Ngân hàng Nhà nước quy định về nghiệp vụ thư tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng mới nhất 2024?

    Ngày 28/6/2024, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 21/2024/TT-NHNN quy định về nghiệp vụ thư tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng.

    Tại Điều 2 Thông tư 21/2024/TT-NHNN quy định đối tượng áp dụng bao gồm:

    - Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng bao gồm:

    + Ngân hàng thương mại

    + Ngân hàng hợp tác xã

    + Chi nhánh ngân hàng nước ngoài

    - Cá nhân và tổ chức là người cư trú và người không cư trú có liên quan đến nghiệp vụ thư tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng.

    Thông tư 21/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.

    Thông tư 21/2024/TT-NHNN quy định về nghiệp vụ thư tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng? (Hình từ Internet)

    Ngôn ngữ sử dụng trong thỏa thuận cấp tín dụng cho nghiệp vụ thư tín dụng là gì?

    Căn cứ Điều 7 Thông tư 21/2024/TT-NHNN quy định sử dụng ngôn ngữ:

    Sử dụng ngôn ngữ

    1. Thỏa thuận cấp tín dụng cho nghiệp vụ thư tín dụng phải được lập bằng tiếng Việt, trừ trường hợp có yếu tố nước ngoài theo quy định tại Bộ Luật Dân sự hoặc được lập qua mạng thông tin liên lạc quốc tế. Trường hợp sử dụng tiếng nước ngoài, khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, thỏa thuận cấp tín dụng phải được dịch sang tiếng Việt có xác nhận của người đại diện hợp pháp của ngân hàng hoặc phải được công chứng hoặc chứng thực và được đính kèm bản tiếng nước ngoài.

    2. Đối với các tài liệu khác trong nghiệp vụ thư tín dụng (ngoài thỏa thuận cấp tín dụng cho nghiệp vụ thư tín dụng), các ngân hàng được thỏa thuận với các bên liên quan sử dụng tiếng nước ngoài theo tập quán thương mại quốc tế về thư tín dụng khi thực hiện. Trường hợp sử dụng tiếng nước ngoài, khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, các tài liệu phải được dịch sang tiếng Việt có xác nhận của người đại diện hợp pháp của ngân hàng hoặc phải được công chứng hoặc chứng thực và được đính kèm bản tiếng nước ngoài.

    Theo quy định trên, ngôn ngữ sử dụng trong thỏa thuận cấp tín dụng cho nghiệp vụ thư tín dụng là tiếng Việt, trừ trường hợp có yếu tố nước ngoài hoặc được lập qua mạng thông tin liên lạc quốc tế.

    Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng có quyền và nghĩa vụ gì?

    Căn cứ Điều 19 Thông tư 21/2024/TT-NHNN quy định quyền và nghĩa vụ của ngân hàng phát hành, xác nhận, thương lượng thanh toán, hoàn trả thư tín dụng:

    Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng phát hành, xác nhận, thương lượng thanh toán, hoàn trả thư tín dụng

    1. Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng có quyền:

    a) Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị của khách hàng trong thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng;

    b) Yêu cầu khách hàng và các bên liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến việc thẩm định khách hàng và tài sản bảo đảm (nếu có);

    c) Yêu cầu khách hàng phải hoàn trả đầy đủ gốc, lãi và phí theo thỏa thuận;

    d) Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi các bên liên quan vi phạm nghĩa vụ đã cam kết;

    đ) Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên, phù hợp quy định của pháp luật liên quan và tập quán thương mại quốc tế về thư tín dụng.

    Như vậy, ngân hàng thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng có quyền và nghĩa vụ sau:

    [1] Quyền của ngân hàng thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng

    - Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị của khách hàng trong thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng

    - Yêu cầu khách hàng và các bên liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến việc thẩm định khách hàng và tài sản bảo đảm (nếu có)

    - Yêu cầu khách hàng phải hoàn trả đầy đủ gốc, lãi và phí theo thỏa thuận

    - Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi các bên liên quan vi phạm nghĩa vụ đã cam kết

    - Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên, phù hợp quy định của pháp luật liên quan và tập quán thương mại quốc tế về thư tín dụng.

    [2] Nghĩa vụ của ngân hàng thực hiện nghiệp vụ thư tín dụng

    - Thực hiện đúng các nội dung theo cam kết với khách hàng

    - Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp quy định

    saved-content
    unsaved-content
    56