Loading

11:57 - 25/12/2024

Thú nuôi phát triển thành ổ dịch bệnh động vật trên cạn thì xử lý thế nào?

Dịch bệnh động vật trên cạn gây thiệt hại kinh tế cho ngành chăn nuôi và đe dọa đến sức khỏe con người. Vậy khi động vật trên cạn phát triển thành ổ dịch bệnh thì xử lý thế nào?

Nội dung chính

    Thú nuôi phát triển thành ổ dịch bệnh động vật trên cạn thì xử lý thế nào?

    Căn cứ Điều 25 Luật Thú y 2015 quy định về thú nuôi phát triển thành ổ dịch bệnh động vật trên cạn thì xử lý như sau:

    (1) Chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:

    - Cách ly ngay động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh;

    - Không giết mổ, mua bán, vứt động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết, sản phẩm động vật mang mầm bệnh ra môi trường;

    - Thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, tiêu hủy, giết mổ bắt buộc động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

    - Cung cấp thông tin chính xác về dịch bệnh động vật theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và nhân viên thú y cấp xã;

    - Chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    (2) Nhân viên thú y cấp xã có trách nhiệm sau đây:

    - Hướng dẫn chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi thực hiện quy định tại (1);

    - Phòng bệnh, chống dịch bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh động vật, lấy mẫu bệnh phẩm theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;

    - Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về tình hình dịch bệnh động vật.

    (3) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:

    - Tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn;

    - Chỉ đạo nhân viên thú y cấp xã, tổ chức, cá nhân có liên quan kiểm tra, giám sát chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi thực hiện cách ly động vật mắc bệnh, thống kê số lượng động vật mắc bệnh, động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật; phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện lấy mẫu bệnh phẩm;

    - Tổ chức phòng bệnh bằng vắc-xin, chống dịch bệnh, chữa bệnh động vật theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;

    - Quyết định, và chỉ đạo tiêu hủy động vật trong ổ dịch bệnh động vật; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc khu vực chăn nuôi, giết mổ, buôn bán động vật, sản phẩm động vật;

    - Tổ chức việc kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào ổ dịch bệnh động vật.

    (4) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau đây:

    - Bố trí kinh phí xử lý ổ dịch bệnh động vật;

    - Yêu cầu cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện, chỉ đạo các phòng, ban, ngành có liên quan xác định ổ dịch bệnh động vật, thông báo trên phương tiện truyền thông của địa phương và hướng dẫn thực hiện các biện pháp vệ sinh thú y trong chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật;

    - Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quy định tại (3)

    (5) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp dưới và các sở, ban, ngành có liên quan thực hiện xử lý ổ dịch bệnh động vật, bố trí kinh phí, hỗ trợ chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi có động vật bị tiêu hủy.

    Thú nuôi phát triển thành ổ dịch bệnh động vật trên cạn thì xử lý thế nào?

    Thú nuôi phát triển thành ổ dịch bệnh động vật trên cạn thì xử lý thế nào? (Hình từ Internet)

    Điều kiện để công bố hết dịch bệnh động vật bao gồm?

    Căn cứ khoản 1 Điều 31 Luật Thú y 2015 quy định điều kiện để công bố hết dịch bệnh động vật bao gồm:

    - Trong thời hạn quy định đối với từng bệnh, kể từ ngày con vật mắc bệnh cuối cùng chết, bị tiêu hủy, giết mổ bắt buộc hoặc lành bệnh mà không có con vật nào bị mắc bệnh hoặc chết vì dịch bệnh động vật đã công bố;

    - Đã phòng bệnh bằng vắc-xin hoặc áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật trong vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp;

    - Đã thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y đối với vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp;

    - Có văn bản đề nghị công bố hết dịch bệnh động vật của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp trên thẩm định, công nhận.

    Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết khoản này.

    Nguyên tắc hoạt động thú y được quy định thế nào?

    Căn cứ Điều 4 Luật Thú y 2015 quy định nguyên tắc hoạt động thú y như sau:

    - Bảo đảm sự thống nhất trong hoạt động thú y từ trung ương đến địa phương nhằm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe động vật, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, tính bền vững trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sinh thái.

    - Thực hiện phòng bệnh là chính, chữa bệnh kịp thời, chống dịch khẩn trương; phát hiện nhanh, chính xác, xử lý triệt để các ổ dịch bệnh động vật, nguồn lây dịch bệnh động vật; ngăn chặn kịp thời sự lây nhiễm, lây lan của đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.

    - Phòng, chống dịch bệnh động vật trước hết là trách nhiệm của chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật kịp thời, hiệu quả.

    - Bảo đảm thuận lợi trong giao dịch thương mại đối với động vật, sản phẩm động vật; hài hòa lợi ích của Nhà nước, cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

    - Áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, kết hợp khoa học và công nghệ hiện đại với kinh nghiệm truyền thống của nhân dân trong phòng, chống dịch bệnh, chữa bệnh động vật.

    saved-content
    unsaved-content
    33
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ