Loading

10:04 - 15/10/2024

Thủ tục đăng ký thay đổi giám hộ giữa người Việt với người nước ngoài được thực hiện như thế nào?

Thủ tục đăng ký thay đổi giám hộ giữa người Việt với người nước ngoài được thực hiện như thế nào? Văn bản nào quy định điều đó?

Nội dung chính

    Thủ tục đăng ký thay đổi giám hộ giữa người Việt với người nước ngoài được thực hiện như thế nào?

    Căn cứ pháp lý:

    - Luật Hộ tịch 2014;

    - Bộ luật dân sự 2015;

    - Thông tư 85/2019/TT-BTC;

    - Thông tư 04/2020/TT-BTP.

    Điều kiện: Người giám hộ được thay đổi trong trường hợp sau đây:

    - Người giám hộ không còn đủ các điều kiện quy định tại Điều 49, Điều 50 của Bộ luật dân sự 2015.

    - Người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, mất năng lực hành vi dân sự, mất tích; pháp nhân làm giám hộ chấm dứt tồn tại;

    - Người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ;

    - Người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ.

    Hồ sơ: Trường hợp yêu cầu thay đổi người giám hộ thì các bên làm thủ tục đăng ký chấm dứt giám hộ trước đó và đăng ký giám hộ mới theo quy định.

    Hồ sơ cần chuẩn bị gồm 2 bộ: 

    - Hồ sơ 1: Tờ khai đăng ký chấm dứt giám hộ theo mẫu quy định và giấy tờ làm căn cứ chấm dứt giám hộ.

    - Hồ sơ 2: Tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu quy định và ăn bản cử người giám hộ.

    Phương thức nộp: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

    Cơ quan giải quyết: Phòng tư pháp - UBND cấp huyện.

    Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định.

    Lệ phí: Được miễn.

    Trên đây là thủ tục đăng ký thay đổi giám hộ cử giữa người Việt với người nước ngoài. Bạn có thể tham khảo thêm các văn bản trích dẫn trên để hiểu rõ hơn.

     

    saved-content
    unsaved-content
    14